Đại biểu Quốc hội đề nghị Nhà nước định giá sách giáo khoa

GD&TĐ - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) đề nghị, Chính phủ quy định giá sách giáo khoa dưới hình thức khung giá được Nhà nước định giá.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy phát biểu tại hội trường Quốc hội - chiều 23/5.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy phát biểu tại hội trường Quốc hội - chiều 23/5.

Phát biểu tại hội trường Quốc hội chiều 23/5, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy - Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng cho hay, trước đây khi trao đổi về giá sách giáo khoa đã nêu lên một thực tế là, việc mua sách giáo khoa trở thành gánh nặng cho nhiều phụ huynh học sinh.

Theo đại biểu, nguyên nhân chính là do các đơn vị phát hành sách thông qua nhà trường bao giờ cũng bán sách giáo khoa kèm theo số lượng lớn sách tham khảo.

Hoan nghênh Bộ GD&ĐT đã tiếp thu ý kiến, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy viện dẫn, Bộ đã ban hành Chỉ thị số 63 ngày 10/6/2022, yêu cầu chấm dứt tình trạng “đóng gói” chung sách giáo khoa và sách tham khảo để buộc học sinh mua sách tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào.

“Qua theo dõi, tôi thấy Chỉ thị này về cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc” – đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nói.

Nhắc lại phiên thảo luận ở hội trường - Kỳ họp thứ 4, đại biểu đoàn TP Đà Nẵng đã đề nghị Luật Giá (sửa đổi) giao Chính phủ quy định giá sách giáo khoa dưới hình thức khung giá bao gồm: giá tối đa và giá tối thiểu như đối với các mặt hàng khác được Nhà nước định giá.

“Bộ trưởng Bộ Tài chính – Trưởng Ban soạn thảo Hồ Đức Phớc đã phát biểu trước Quốc hội tiếp thu ý kiến này. Tuy nhiên khi nghiên cứu dự thảo Luật trình ra Quốc hội lần này để xem xét thông qua, dự thảo không phản ánh ý kiến tiếp thu. Ban soạn thảo cũng không có giải trình ý kiến này” - đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy phát biểu. Đại biểu đề nghị cần giải trình, làm rõ những vấn đề đã nêu trên.

Đại biểu Đỗ Văn Yên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đại biểu Đỗ Văn Yên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trước đó, ĐBQH Đỗ Văn Yên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị cơ quan soạn thảo dự án Luật Giá (sửa đổi) điều chỉnh cụm từ “giá dịch vụ giáo dục” thành “giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo” để thống nhất với quy định của Luật Giáo dục và Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.