* Thưa Đại biểu, Dự thảo Luật Giáo dục sửa đỏi, bổ sung có đề cấp đến chính sách đối với nhà giáo và đề xuất: Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp? Vậy quan điểm của Đại biểu về vấn đề này như thế nào?
- Đại biểu Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ đến góc độ truyền thống của dân tộc. Trong xã hội có rất nhiều nghề nhưng chỉ có 2 nghề được gọi bằng Thầy, đó là: Thầy giáo và Thầy thuốc.
Có thể nói, vai trò của giáo dục là cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng đến cả thế hệ tương lai. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đời sống của giáo viên quá thấp, điều đó dẫn đến những hệ lụy, kể cả những hiện tượng mà chúng ta coi nó trở thành một hiện tượng tiêu cực xã hội. Đôi khi cũng là hệ quả của thu nhập thấp.
Nếu nhìn hiện trạng giáo dục hiện nay, thì đúng là giáo viên là tầng lớp xã hội ít được quan tâm đầy đủ nhất. Trước đây những người giỏi mới vào ngành sư phạm, thời gian gần đây vào ngành sư phạm là việc bất đắc dĩ.
Vì thế, tôi nghĩ nếu chỉ giải quyết ở góc độ tiền lương và coi đó là một giải pháp thì chưa đủ. Dù chúng ta có lương cao nhất đi chăng nữa, đứng về hệ số tuyệt đối thì cũng không đáng là bao. Đứng về hệ số tuyệt đối cũng không đáng bao nhiêu.
Tôi cho rằng, điều quan trọng nhất là phải có nhận thức xã hội đầy đủ về nghề dạy học và phải được tôn trọng từ trong ý thức, giá trị về mặt xã hôi. Vì thế vấn đề ở đây không chỉ là tăng lương cho giáo viên
Đại biểu Dương Trung Quốc |
* Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung cũng đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phí đến học sinh THCS trường công lập và nâng chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học từ trung cấp lên cao đẳng. Đại biểu có bình luận gì về những đề xuất này?
- Đại biểu Dương Trung Quốc: Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung có đề xuất chính sách phổ cập liên quan đến học học phí. Cụ thể mở rộng đối tượng không phải đóng học phí đến học sinh THCS trường công lập. Tôi cho rằng, đây là ý tưởng hay và rất đáng hoan nghênh. Nhưng đó cũng là bài toán kinh tế của Nhà nước.
Tôi rất mong nền tảng kinh tế của chúng ta phải đủ mạnh để chính sách trở thành bền vững. Vì nếu không nó sẽ biến báo ra cái khác, ví dụ như chuyện lệ phí chẳng hạn. Cũng phải phân biệt rõ ràng, cái gì nhà nước bao cấp. Ở đây chỉ bao cấp về học phí.
Còn về vấn đề nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học từ trung cấp lên cao đẳng; tôi cho rằng, trong điều kiện hiện nay thì đó là một thay đổi tích cực.