Đã tồn tại một ngôi làng trên Mặt trăng

GD&TĐ - Ngôi làng Mặt trăng – một sản phẩm hợp tác quốc tế của các quốc gia – đã tồn tại trong các hợp đồng và vẫn còn là một khái niệm mở - Giám đốc cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) Jan Woerner cho biết.

Hình minh họa làng Mặt trăng
Hình minh họa làng Mặt trăng

“Đây không phải là một dự án của ESA mà mọi người đều được mời tham gia” – ông Woerner nói – “Đó chỉ là một khái niệm mở và chúng tôi đang tập hợp các viện trên thế giới tham gia. Đây không phải là nơi chỉ dành cho các nhà du hành vũ trụ”.

Ông Woerner giải thích rằng khái niệm mở có nghĩa là các quốc gia hay chính thể đang muốn đưa phương tiện hay phi hành gia lên Mặt trăng, hoặc khám phá Mặt trăng đều được mời tới ngôi làng này.

“Tất cả họ đều được mời tham gia. Do đó ngôi làng Mặt trăng là chiếc ô cho nhiều hoạt động khác nhau, với các lực lượng chung của thế giới mà không có các rào cản quốc gia, không có bức tường ngăn giữa các quốc gia thì đây là một khái niệm mở để hợp tác” – ông nói.

Ông Woerner lưu ý rằng ngôi làng Mặt trăng là một cụm từ mà tại đây một số chính thể đang đưa ra dịch vụ giao thông tới Mặt trăng, những người khác thì đóng góp xe tự hành, năng lượng trên Mặt trăng, trong khi đó có người cung cấp việc liên lạc.

Những thông tin trên được ông Woerner đưa ra bên lề cuộc Hội thảo Không gian lần thứ 34 tại Colorado, Mỹ. Tại đây, đại diện các công ty vũ trụ trên khắp thế giới, các doanh nghiệp vũ trụ thương mại cũng như quân sự, an ninh quốc gia và các tổ chức tình báo đã thảo luận và lên kế hoạch khám phá không gian.

Ông Woerner cho biết 2 hợp đồng về cung cấp thông tin liên lạc và xe tự hành trên làng Mặt trăng đã được ký kêt trong hội thảo trên. Vì vậy, theo ông Woener, làng Mặt trăng đã tồn tại trong các hợp đồng.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.