Ông Rasmussen tin rằng các quốc gia thuộc Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương có thể gửi binh sĩ tới Ukraine, nhưng với một số điều kiện nhất định. Đây là những gì cựu lãnh đạo NATO đã trong cuộc phỏng vấn với ấn phẩm The Guardian:
"Không loại trừ khả năng NATO đưa quân vào Ukraine. Điều này có thể xảy ra nếu các quốc gia thành viên, bao gồm cả Mỹ, không cung cấp cho Kyiv những đảm bảo an ninh cần thiết tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới của khối ở Vilnius".
Như ông Rasmussen đã làm rõ, Ba Lan hoặc một trong các nước Baltic có thể nhấn mạnh vào yếu tố nói trên. Điều này sẽ thúc đẩy một cơ chế cung cấp viện trợ quân sự rộng rãi hơn cho Kyiv.
Cựu Tổng thư ký NATO - ông Anders Fogh Rasmussen đã nói về tình hình chiến sự tại Ukraine. |
Trong khi đó, Tổng thư ký NATO hiện tại - ông Jens Stoltenberg đã tuyên bố rằng nếu Quân đội Ukraine bị đánh bại trên chiến trường, các cuộc đàm phán về khả năng Kyiv gia nhập khối chính trị - quân sự này sẽ không phù hợp.
Tuy nhiên ông Stoltenberg kêu gọi tất cả các thành viên của Liên minh "thể hiện lập trường thống nhất" ủng hộ Ukraine.
Như tờ báo Mỹ Wall Street Journal đã đưa tin trước đó, trong hội nghị thượng đỉnh sẽ được tổ chức từ ngày 11 đến 12 tháng 7 tại Litva, Ukraine có thể tin tưởng vào sự hỗ trợ vô điều kiện của NATO, mặc dù vậy triển vọng gia nhập Liên minh của Kyiv là rất mơ hồ.
Vào tháng 4, khi ông Stoltenberg đề cập đến chủ đề của hội nghị thượng đỉnh sắp tới ở Vilnius - nơi sẽ thảo luận về việc đảm bảo an ninh cho Ukraine, Tổng thư ký NATO đã nói về số tiền được các thành viên của Liên minh phân bổ kể từ khi bắt đầu nổ ra chiến sự, con số hiện đã đạt mốc 150 triệu euro.
Cần nhắc lại rằng Kyiv đã nộp đơn xin gia nhập khối vào ngày 30 tháng 9 năm 2022.
Bình luận về sự kiện này, Tổng thống Volodymyr Zelensky nói rằng "Ukraine trên thực tế đã ở trong NATO", và quân đội của họ đã được đưa vào phù hợp với các tiêu chuẩn của liên minh.