Cuộc sống muôn mầu

 

Cuộc sống muôn mầu

Robot phân loại rác

Phòng thí nghiệm Trí tuệ nhân tạo và Khoa học máy tính thuộc Viện Công nghệ Massachusetts MIT (Mỹ) vừa chế tạo robot RoCycle với những cảm biến xúc giác, có khả năng phân loại rác. Sở dĩ robot làm được việc này vì nó có thể nhận biết loại rác, đánh giá kích thước, tính dễ bị dập nát của rác, thậm chí phát hiện hàm lượng kim loại trong rác.

Hiện tại robot có thể phân loại rác với độ chính xác lên tới 85%.

Phát hiện ngoại hành tinh lớn như Trái đất

Một năm sau khi khởi động, Kính viễn vọng không gian TESS đã định vị được ngoại hành tinh (hành tinh ngoài Hệ Mặt trời) đầu tiên có kích thước tương đương Trái đất. Ngoại hành tinh này có ký hiệu HD 21749c, ở cách Trái đất 53 năm ánh sáng và quay xung quanh ngôi sao chủ một vòng hết 8 ngày. Kính TESS cũng phát hiện một tiểu Hải vương tinh (mini-Neptune) quay xung quanh ngôi sao này.

HD 21749c có khối lượng bằng khoảng 23 lần khối lượng Trái đất. Ngôi sao chủ của nó có khối lượng bằng khoảng 80% khối lượng Mặt trời.

Kính viễn vọng không gian TESS được phóng lên quỹ đạo ngày 18/4/2018.

Đặt tên cho lỗ đen vừa được chụp ảnh

Sau khi chụp được bức ảnh lỗ đen đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học suy nghĩ về việc đặt tên cho lỗ đen này. Cuối cùng, họ thống nhất đặt tên cho lỗ đen là Powehi.

Bức ảnh lỗ đen được thực hiện nhờ Kính viễn vọng Chân trời sự kiện (Event Horizon Telescope) “ảo”, bao gồm 8 kính viễn vọng điện từ đặt rải rác trên mặt đất.

Các nhà thiên văn học đã phối hợp với giáo sư Ngôn ngữ học Larry Kimura ở ĐH Hawaii (Mỹ) đặt tên cho lỗ đen này. Cái tên “powehi” xuất phát từ bài hát cổ tiếng Hawaii, gọi là Kumulipo.

Theo Onet, Interia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ