Cuộc đời kỳ lạ về "cô gái người chim" huyền thoại

Bằng tất cả ý chí, niềm tin yêu cuộc sống dù bị cho là thiểu năng, cuộc đời Minnie Woolsey cô đọng lại trong lòng người đời với danh xưng: “Koo Koo, cô gái người chim” như một huyền thoại minh chứng cho nghị lực và niềm tin vào cuộc sống...

Koo - Koo cùng nam diễn viên Ronald Colman trong một cảnh quay
Koo - Koo cùng nam diễn viên Ronald Colman trong một cảnh quay

Với nhân hình kỳ dị, người ta gọi Minnie Woolsey là “Con của quỷ Sa- tăng”, “Đứa con quái thai”, “Cô gái đến từ Sao Hỏa” và nhiều danh xưng đầy xúc phạm, ác ý khác. 

Tuy nhiên, bằng tất cả ý chí, niềm tin yêu cuộc sống dù bị cho là thiểu năng, Minnie Woolsey dần chiếm được niềm trân trọng và yêu quý của xã hội.

Và cuối cùng, cuộc đời cô đọng lại trong lòng người đời với danh xưng: “Koo Koo, cô gái người chim” như một huyền thoại minh chứng cho nghị lực và niềm tin vào cuộc sống.
Đoạn đầu đời nhiều nước mắt của “Đứa con quỷ Sa- tăng”

Năm 1880, gia đình Woolsey đã khiến cả tiểu bang Georgia (Hoa Kỳ) phải một phen náo động khi hạ sinh và nuôi dưỡng đứa con kỳ dị Minnie Woolsey. 

Bà mụ Anblack cho biết, ngay khi nhìn thấy đứa trẻ lọt lòng, bà đã thất kinh và chỉ còn biết chắp tay cầu Chúa, xin Chúa ban phước lành vì nghĩ mình vừa trông thấy con của loài quỷ dữ. Bà kể lại rằng, chưa bao giờ bà tận mắt chứng kiến một đứa trẻ sơ sinh quái dị đến vậy.

Không như những đứa trẻ thông thường, ngay khi lọt lòng, Minnie Woolsey có cái đầu bé xíu, bẹp dúm. Cằm cô gái nhỏ xíu, nhọn hoắt nhô hẳn ra ngoài. Miệng và mũi cũng nhỏ và nhô ra như mỏ loài chim.

Ngay từ lúc sinh ra, cơ thể của Minnie Woolsey nhỏ và nhẹ hơn bất kỳ một đứa trẻ sơ sinh nào cùng tuổi. Lớn lên, cơ thể Minnie cũng không hề thay đổi. 

Các bác sĩ từng điều trị tình trạng suy nhược của cô cho hay, Minnie Woolsey gần như hói và mù toàn phần. Bé cũng không bao giờ mọc răng và luôn phải đeo cặp kính to tròn để che đôi mắt có con ngươi trắng đục.

Đáng thương hơn, cô bé được các bác sĩ nhận định mắc chứng thần kinh từ nhỏ. Tháng ngày tuổi thơ của bé Minnie trôi qua trong sự ngờ nghệch, ngu ngơ của một đứa trẻ chậm phát triển.

Trong nhiều tài liệu về “Koo Koo, cô gái người chim” ghi lại, vì sự kỳ dị của cơ thể cùng với sự chậm phát triển của mình, người ta gọi cô bé là “Con của quỷ Sa- tăng”, “Đứa con quái thai”. 

Trẻ con chung xóm, bạn bè đồng trang lứa không ai dám đến gần Minnie. Mọi người luôn hắt hủi, thậm chí đánh đập, xua đuổi xa lánh cô bé “như đối xử với một con vật gớm ghiếc đáng phải chịu sự ghẻ lạnh”.

Trong gia đình, Minnie Woolsey không có được nhiều tình thương; ra ngoài xã hội, cô bé bị mọi người xua đuổi. Năm cô lên 10, gia đình nghe theo hàng xóm, quyết định đưa Minnie vào một bệnh viện tâm thần ở tiểu bang Georgia. Tại đây, cô phải trải qua những tháng ngày ảm đạm.
Người ta nhốt cách ly cô bé trong một căn phòng tối và cho ăn ngày hai bữa: trưa, chiều. Nhiều người còn cho rằng cô bé có thể đem lại mối nguy hiểm cho xã hội khi họ thấy cô cố chống lại người quản lý bệnh viện, vì bà này đang cố gắng nhốt cô vào phòng sau giờ tắm nắng.
Tuy nhiên, cũng tại đây, sau nhiều tháng ngày tiếp xúc, người ta bắt đầu nhận thấy cô không hẳn là một cô bé bị thần kinh. Dường như ở một chừng mực nào đó, cô hiểu biết, cảm nhận được những gì đang diễn ra xung quanh mình.
Các bác sĩ điều trị vẫn hay thấy cô ngồi vuốt ve rất lâu những khóm hoa trong khuôn viên bệnh viện. Họ cũng khẳng định đã nhìn thấy nước mắt cô bé chảy dài từ đôi mắt mờ đục khi nghe các bác sĩ khoe và gọi những đứa con bụ bẫm đáng yêu của họ là thiên thần, khi họ tỏ ra ghê tởm, ghẻ lạnh cô.
Tuy nhiên, tất cả xúc cảm ấy đều được giải thích là những hành động vô thức của một người điên. Cô vẫn bị nhốt trong phòng và ăn ngày hai bữa. Cuối cùng, theo những thông tin của hãng tin CNN, Minnie Woolsey được một ông bầu người Mỹ cứu thoát khỏi nhà thương điên.
Cũng theo hãng tin này, trong một lần vô tình thấy Minnie Woolsey đi lại trong khuôn viên bệnh viện, ông bầu vốn là một tay bầu âm nhạc này đã nhận thấy cô là “một túi tiền chưa ai khai thác”.
Và nghị lực vượt nghịch cảnh
Sau khi có được Minnie, ông bầu giấu tên đem cô ra những buổi biểu diễn ngoài trời với lời giới thiệu: “Buổi biểu diễn của cô gái đến từ sao Hỏa”.

Trong các buổi biểu diễn như vậy, ông cho giới thiệu cô như một sinh vật lạ bằng cách cho cô ăn mặc một cách dị hợm và kỳ dị. Theo nhiều bài viết của hãng tin CNN, người xem luôn khẳng định Minnie xuất hiện một cách miễn cưỡng, rụt rè trong vẻ sợ hãi. 

Cô đứng khép nép, cúi gằm mặt, buồn bã né tránh mọi ánh mắt soi mói, tiếng huýt gió, tiếng kêu réo của người xem một cách đáng thương.

Nhận thấy “Cô gái đến từ sao Hỏa” có thể đem về nhiều hơn thế, ông bầu quyết định đưa cô đến với môn nghệ thuật thứ 7. Minnie bắt đầu sự nghiệp điện ảnh của mình bằng vai diễn phụ đầu tiên trong vở kịch “Minnie-Ha-Ha” được biểu diễn tại Minnihaha Falls thuộc bang North Carolina (Mỹ).

Trong vở kịch này, cô vào vai một người Ấn Độ ăn mặc dị hợm và nói năng lung tung để mua vui cho thành phần quý tộc. Và hơn những gì đoàn kịch mong đợi, mọi vở kịch có Minnie tham gia đều chật ních người xem. 

Người ta đến xem một con người có ngoại hình kỳ dị, được biết đến như một cô gái tâm thần hóa thân thành những loài động vật gây cười dễ thương.

Hình ảnh: Cuộc đời kỳ lạ về

Koo - koo cô gái người chim.

Năm 1932, Minnie sau khi đã gặt hái được những thành công nhất định trong lĩnh vực kịch nói, cô được Giám đốc sản xuất bộ phim Freaks, (một bộ phim có sự tham gia diễn xuất của nhiều con người có thân hình kỳ dị), ông Tob Browning mời tham gia.
Trong Freaks, Minnie thủ vai nhân vật Betty Green - Nhân vật nửa người nửa chim. Trong phim, người xem được thấy những cảnh quay về một cô gái có thân hình bé nhỏ khoác trên mình bộ lông vũ. Trên đầu là một chiếc lông to tướng, dưới chân, người ta cho Minnie mang đôi giày kềnh càng có 4 ngón như chân chim.
Sự xuất hiện của cô gái có hình hài loài chim ngờ ngệch nhưng vô trong sáng, đáng yêu đã chiếm được cảm tình của người xem. Và khán giả gọi cô là “Koo – Koo, cô gái người chim” dựa trên cách cô giả giọng hót của một loài chim khi hóa thân vào nhân vật.
Cũng từ đó, biệt danh “Koo – Koo, cô gái người chim” trở thành nghệ danh và theo suốt cuộc đời như huyền thoại của cô. Trong lần trả lời phóng viên về việc tham gia và thành công với vai diễn trên, một cách rất khó khăn, Minnie chia sẻ, cô chỉ muốn thấy và có được chữ ký của nam diễn viên nổi tiếng Ronald Colman và “tôi tin rằng luôn có những con đường sáng đằng bóng tối”.
Sau thành công với vai diễn Betty Green, “Koo – Koo, cô gái người chim” tiếp tục tham gia một số bộ phim khác cho tới khi cô chuyển đến làm việc tại Coney Island. Nơi đây, ngoài biệt danh Koo – Koo, cô gái người chim”, người ta còn biết đến cô với tên gọi “Cô gái mù đến từ sao Hỏa”.
Coney Island cũng là nơi cuối cùng Minnie làm việc. Tuổi tác, bệnh tật đã quật ngã cô gái vốn nặng gánh đau thương này. Thời gian đó, phần lớn “Cô gái mù đến từ sao Hỏa” chỉ có thể nằm tại chỗ, thậm chí trong tình trạng hôn mê kéo dài.
Vị Giám đốc - người đã đưa cô gái chim đến với cuộc đời mới - khi chia sẻ với báo giới về Minnie đã khẳng định: "Cuộc đời Minnie là những chuỗi ngày đau thương".
Người ta cho rằng, niềm khát khao lớn nhất của đời cô là được yêu. Có thông tin cô đã mạnh dạn viết thư tỏ tình cùng một nam diễn viên khi còn làm việc tại Coney Island, thậm chí đã nhận được thư hồi âm cùng lời hứa hẹn. Thế nhưng người ấy đã không bao giờ xuất hiện, mặc cho Minnie luôn tin vào thứ tình yêu vốn chỉ là ảo vọng.
Nghị lực và ý chí của cô mãi mãi là tấm gương cho những con người không may mắn sở hữu ngoại hình xinh đẹp . “Chỉ cần bạn trông thấy cô mặc bộ đồ lông chim và nhảy trước mặt, tìm nguồn vui cho bạn, bạn sẽ không giờ có thể quên được niềm hạnh phúc và hãnh diện ngời lên trên khuôn mặt ấy khi bạn gửi đến cô lời cảm ơn chân thành” - Ông Giám đốc khẳng định.
Theo Người đưa tin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ được hướng dẫn đi chợ mua thực phẩm, nấu bữa ăn gia đình. Ảnh: QM

Trải nghiệm để trưởng thành

GD&TĐ - Không chỉ ở thành thị, tại vùng nông thôn Cà Mau, phụ huynh học sinh ngày càng quan tâm đến việc cho con em tham gia các khóa học rèn luyện kỹ năng sống trong mùa Hè.