Cuộc đời cay đắng của nữ ca sỹ “không có môi“

Là ca sĩ có giọng hát đẹp và giàu cảm xúc, nhưng chẳng may chị lại bị khuyết tật ở đôi môi. Cuộc sống không dành tặng tất cả cho chị, nhưng với Thủy Tiên, sự lạc quan là bí quyết để chiến thắng tất cả mọi thử thách.

Cuộc đời cay đắng của nữ ca sỹ “không có môi“

Cách đây ít ngày, câu chuyện nữ ca sỹ khuyết tật Thủy Tiên nhận được 1 tỷ đồng để phẫu thuật gương mặt đã gây xôn xao dư luận. Mời độc giả cùng tìm hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của nghệ sỹ này qua bài viết dưới đây.

Luyện giọng hát trong miệng lu nước

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở TP.HCM có bảy anh em, Tô Thị Thanh Thủy Tiên - đứa con gái duy nhất - chưa kịp cảm nhận được tình thương yêu đã phải mồ côi cha khi mới lên ba tuổi, em trai út lúc đó chỉ mới ba tháng tuổi. Một năm sau đó, Thủy Tiên lại mắc chứng bệnh hiểm nghèo.

Gánh nặng gia đình lại đè trên vai người mẹ, khi phải tất tả ôm con đi chạy chữa khắp nơi. Phải thức suốt nhiều đêm để dỗ dành, xoa dịu những cơn đau làm con khóc quặn, bà như bất lực khi vết thâm cứ lan dần ra quanh mép môi con, rồi hoại tử, sau đó sứt thịt tạo khoảng trống to, thấy cả bên trong khoan miệng, với môi trong dính vào nướu làm miệng môi con méo mó đến dị hình. 

Khi được đưa đến bệnh viện, vết loét mới được chặn lại và gia đình mới biết con gái mắc một căn bệnh hiếm gặp: "Di chứng Noma" hay "Cam tổ mã". Từ đó, cô bé Thủy Tiên bắt đầu với những cuộc phẫu thuật triền miên. Trước mỗi cuộc phẫu thuật, mũi tiêm trụ sinh làm đau rút người là điều cô bé nhớ nhất.

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở TP.HCM có bảy anh em, Tô Thị Thanh Thủy Tiên - đứa con gái duy nhất - chưa kịp cảm nhận được tình thương yêu đã phải mồ côi cha khi mới lên ba tuổi, em trai út lúc đó chỉ mới ba tháng tuổi. Một năm sau đó, Thủy Tiên lại mắc chứng bệnh hiểm nghèo.

Gánh nặng gia đình lại đè trên vai người mẹ, khi phải tất tả ôm con đi chạy chữa khắp nơi. Phải thức suốt nhiều đêm để dỗ dành, xoa dịu những cơn đau làm con khóc quặn, bà như bất lực khi vết thâm cứ lan dần ra quanh mép môi con, rồi hoại tử, sau đó sứt thịt tạo khoảng trống to, thấy cả bên trong khoan miệng, với môi trong dính vào nướu làm miệng môi con méo mó đến dị hình. 

Khi được đưa đến bệnh viện, vết loét mới được chặn lại và gia đình mới biết con gái mắc một căn bệnh hiếm gặp: "Di chứng Noma" hay "Cam tổ mã". Từ đó, cô bé Thủy Tiên bắt đầu với những cuộc phẫu thuật triền miên. Trước mỗi cuộc phẫu thuật, mũi tiêm trụ sinh làm đau rút người là điều cô bé nhớ nhất.

Cuộc đời cay đắng của nữ ca sỹ “không có môi“ ảnh 1

Ca sĩ Thủy Tiên tự tin hát trước khán giả

Rồi bệnh cũng dần thuyên giảm, nhưng giọng nói của cô thì vẫn ngọng nghịu. Nhà đông anh em nên Thủy Tiên phải tự lập từ rất sớm. Những năm học cấp một, cô đã biết giúp mẹ trên những chuyến xe than buôn cá, hay cùng mẹ ra vựa trái cây, rồi phụ bán từng con gà chạy chợ. 

Khó khăn là vậy, nhưng cô bé Thủy Tiên luôn là học sinh khá giỏi, năng động tham gia những sinh hoạt trong khu phố với tất cả sự hồn nhiên và luôn là cây văn nghệ trong những buổi tối cùng với dì, cậu, các anh và hàng xóm đàn hát ở sân nhà ngoại. 

Lên 8 - 9 tuổi, khi chúi đầu vào lu nước cạn để múc nước tắm, cô bé hát nghêu ngao trong lòng lu và phát hiện tiếng vọng lại bên tai nghe rất hay. Thế là, cô bé làm bạn hơn ba năm với cái lu cho việc chỉnh sửa lại giọng nói, giọng hát méo mó của mình.

Hồn nhiên là vậy, nhưng cũng đầy đau đớn khi phải theo những ca phẫu thuật từ năm này qua tháng nọ. Đến hè năm lớp 9 là cuộc phẫu thuật lớn nhất khi giáo sư, bác sĩ Thụ nổi tiếng về tạo hình quyết định cắt phần sẹo xấu lớn quanh mép môi, khép khoảng hở, bóc tách phần môi trong dính nướu. 

Sau phẫu thuật, khuôn miệng đã đẹp hơn rất nhiều, nhưng cái đồng tiền duyên, vùng biểu cảm của khóe môi trái mất đi hoàn toàn với cái má trong bây giờ là mép. 

Đây là lần phẫu thuật thứ bảy, để đến năm 2001 và 2002 với hai cuộc chỉnh hình thẩm mỹ không có gì thay đổi so với trước đó, mà đau rút người với mỗi lần là chín mũi thuốc tê quanh mép, mất thịt, mất máu và phải kiêng cữ 6 tháng trời sau mỗi lần phẫu thuật. 

Các bác sĩ đều cho biết là khó để tạo hình, phải làm từng bước một, có thể là ba hay bốn lần cũng chưa dám định để có khẩu hình tròn vẹn hơn.

Vượt qua thử thách

Thủy Tiên tâm sự: "Tôi chưa hề nghĩ mình là người khuyết tật vì gia đình, hàng xóm, bạn học chưa bao giờ có thái độ khác lạ, phân biệt với tôi.

Chỉ đôi khi chạnh lòng với vài câu nói khiếm nhã của người ngoài, nhưng rồi cũng chóng qua.

Từ cấp 1, tôi đã sinh hoạt ca đoàn Nhà thờ, sinh hoạt hội hè của phường, được đào tạo và thi đấu chuyên nghiệp gần tám năm với hai môn đá cầu lưới và bóng ném, góp phần mang về nhiều giải thưởng cho quận Bình Thạnh, là cây văn nghệ, thể thao của trường cao đẳng marketing".

Thế nhưng, Thủy Tiên phải bỏ học giữa chừng khi đã là sinh viên năm thứ hai vì gia đình quá khó khăn và chị gánh thêm trọng trách là thay mẹ chăm nuôi em gái bảy tuổi với mong ước em học đến nơi đến chốn để có cuộc sống tốt hơn, khi dượng qua đời, mà mẹ thì còn quá bấp bênh.

Công việc đầu tiên sau khi Thủy Tiên nghỉ học là phụ pha chế cho một quán café. Nghỉ việc, chị ra chợ phụ bán cơm. Có lần, chị thấy bạn bè, cô giáo cấp ba ngồi ăn ở quán cạnh bên, chị đã quay lưng, giấu mặt đi và tự hỏi với nỗi tủi thân kinh khủng. Ước mơ được tốt nghiệp đại học vẫn canh cánh trong lòng chị.

Rồi chị thất nghiệp do giảm biên chế, rồi lãnh hàng may gia công tại nhà với đồng lương còm cõi, nhưng có còn hơn không, rồi lại làm công nhân, rồi lại thất nghiệp Có lần thất nghiệp nhiều tháng trời, chị chạy trốn em mình đến khi nào tìm được ít tiền rồi mới dám về nhà thăm em. 

Chị tâm sự: "Nhiều lúc, tôi cũng nghĩ đến cái chết nhưng trách nhiệm với đứa em gái đã vực tôi dậy. Để rồi tôi thấy đó là suy nghĩ dại dột nhất, hèn nhát vì sau này tôi thấy nhiều cảnh còn đau khổ, khó khăn hơn mình nhưng họ vẫn cố gắng đương đầu, vượt qua. Khuyết tật, nghèo và thất bại không có gì là đáng sợ, cuộc sống chỉ đáng sợ khi mình mất hết niềm tin và ý chí".

Khi được hỏi về những kỉ niệm đáng nhớ nhất trong những lần đi hát, ca sĩ Thủy Tiên cho biết: "Tôi có nhiều kỷ niệm để nhớ, nhưng ngay lúc này tôi muốn nhắc đến kỷ niệm của lần thi chung kết hát karaoke truyền thống toàn TP.HCM. Đi hát, thi phong trào nhiều lắm nhưng đây là lần đầu tôi thông báo cho gia đình vì nghĩ anh em mình sẽ được biết Nhà hát Thành phố thế nào và em mình ca hát ra sao. 

Tất cả anh chị em trong nhà đều có mặt. Đêm đó, tôi đoạt giải ba - một giải uy tín với nhiều ngàn người tham dự qua nhiều vòng loại và có nhiều ca sĩ tốt nghiệp nhạc viện. Tôi đã tặng thêm cho gia đình niềm tự hào nữa. 

Đời sống của anh em khi không biết tính toán, dành dụm căn cơ, người vì yếu mềm, người bạc nhược để khó khăn còn đó, nhưng tôi vẫn thấy thương lắm và vẫn chảy nước mắt khi nghĩ về quá khứ của các anh phải bỏ học khi xong lớp sáu để lăn ra đời kiếm tiền nuôi nhau, tôi vẫn thấy ấm lòng khi nhắc về gia đình của mình".

Câu chuyện, ước mơ của ca sĩ Thủy Tiên được chị Hoàng Yến (Giám đốc trung tâm Khuyết tật và phát triển (DRD) biết được, qua một chương trình talk show trên truyền hình. 

Tháng 2/2010, chị được mời về làm cho DRD với vai trò quản lí hội quán Đời rất đẹp - một sân chơi thân thiện, hội nhập không chỉ dành riêng cho người khuyết tật mà còn dành cho người bình thường, với những chương trình giao lưu nhân vật nổi tiếng, những buổi hội thảo chuyên đề… 

Từ sân chơi nhỏ này, người khuyết tật có thêm tự tin để bước ra hòa nhập với cộng đồng.

Theo Người đưa tin/24h

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ