Cuộc chạy đua đưa Internet vệ tinh phủ sóng toàn cầu

GD&TĐ - Sự thay đổi tư duy và cảm xúc đáng kể trong toàn ngành công nghiệp vũ trụ kể từ khi người giàu nhất thế giới, Jeff Bezos tiết lộ về Dự án Kuiper: đưa 3.236 vệ tinh lên quỹ đạo nhằm cung cấp Internet tốc độ cao cho toàn cầu.

Một đĩa vệ tinh được trưng bày tại gian hàng Ultra Electronics trong Hội nghị truyền hình vệ tinh 2019.
Một đĩa vệ tinh được trưng bày tại gian hàng Ultra Electronics trong Hội nghị truyền hình vệ tinh 2019.

Cung cấp phủ sóng Internet băng thông rộng cho các sa mạc kỹ thuật số cũng là mục tiêu của Công ty OneWeb với dự kiến bắt đầu xây dựng hai vệ tinh mỗi ngày vào mùa hè này tại Florida (Mỹ) để có một chòm sao gồm hơn 600 vệ tinh dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2021.

Tại Hội nghị Vệ tinh quốc tế 2019 tại Washington đang diễn ra, các chuyên gia trong ngành cho biết, họ sợ sẽ có một cuộc cạnh tranh “khốc liệt” đắt đỏ - đặc biệt là nếu Bezos, nhà sáng lập Amazon, quyết định đè bẹp các đối thủ với mức giá cực thấp. “Jeff Bezos đủ giàu để khiến bạn phá sản”, Matt Desch, CEO của Iridium Communications nêu quan ngại.

Iridium hiểu quá rõ về phá sản. Công ty đã ra mắt chiếc điện thoại vệ tinh vào những năm 1990 - một “cục gạch” trị giá 3.000 đô la với mức cước gọi là 3 đô la trên một phút. Gần như chẳng ai thèm đặt mua nó vào buổi bình minh của kỷ nguyên di động.

Công ty cuối cùng đã tái khởi động và vừa hoàn thành việc làm mới toàn bộ chòm sao của họ: 66 vệ tinh cung cấp kết nối nhưng không phải băng thông rộng, với phạm vi bao phủ toàn cầu 100% cho các khách hàng có tổ chức bao gồm tàu, máy bay, quân đội và doanh nghiệp.

“Vấn đề với các vệ tinh là, nó là khoản đầu tư hàng tỷ đô la và nếu bạn thất bại, bạn sẽ đem đến sự thảm bại cho toàn ngành trong vòng 10 năm”, ông Desch nói.

Ưu điểm khác của các chòm sao mới được công bố là có quỹ đạo tương đối thấp, điều này rất quan trọng cho việc giảm tốc độ và là chìa khóa trong việc hạn chế sự chậm trễ trong các cuộc gọi video hoặc game.

Các khu vực biệt lập có thể là nơi cần có công nghệ, nhưng có thể không có đủ khách hàng để khiến nỗ lực mang lại lợi nhuận. Đó là lý do tại sao OneWeb đã hạ thấp tầm nhìn của họ xuống và trước tiên sẽ nhắm mục tiêu cung cấp dịch vụ Internet cho máy bay (hãy tưởng tượng có Netflix trên chuyến đi đường dài tiếp theo của bạn) hoặc tàu, nơi có nhu cầu sử dụng rất lớn.

Shagun Sachdeva, nhà phân tích cấp cao tại Northern Sky Research (Mỹ) dự đoán phần lớn các công ty sẽ “chết yểu”, thêm vào là thị trường cuối cùng cũng chỉ đủ chỗ cho một hoăc hai đối thủ và các dịch vụ Internet không gian sẽ vẫn chưa phổ biến trong vòng ít nhất 5 - 10 năm nữa.

Amazon chỉ mới ở điểm bắt đầu và sẽ phải đối mặt với rào cản của việc giành quyền phổ tần số. Với khởi đầu muộn, họ đang ở phía sau các đối thủ cạnh tranh, chuyên gia Michael Schwartz của hãng Telesat, công ty đang xây dựng chòm sao cho các công ty khác trao đổi.

Nhưng các lợi thế của Amazon rất rõ ràng: Cơ sở hạ tầng CNTT đáng gờm trên mặt đất của tập đoàn có thể hỗ trợ mạng vệ tinh. Việc Bezos tài trợ cho công ty tên lửa của riêng mình, Blue Origin có thể bảo đảm cho ông một mức giá cạnh tranh cho hàng chục lần phóng cần thiết cho chòm sao.

Theo AFP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.