Chui xuống đất để sống an toàn?

GD&TĐ - Các giải pháp cho những mối đe dọa lớn nhất đối với hành tinh chúng ta trong thời điểm hiện tại nằm dưới lòng đất. Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu, quá tải dân số và thiếu lương thực đều có thể được khắc phục bằng cách đi xuống dưới lòng đất.

Một phần của Đường hầm Bourbon dưới thành phố Napoli của Italia
Một phần của Đường hầm Bourbon dưới thành phố Napoli của Italia

“Chúng ta đang đi đến một điểm quan trọng trong lịch sử của nhân loại, trong đó cần bắt đầu tìm kiếm nhiều không gian hơn”, ông Han Admiraal, một kỹ sư dân sự với hơn hai thập kỷ kinh nghiệm trong không gian dưới lòng đất trao đổi với truyền thông bên lề Đại hội Đường hầm Thế giới năm nay.

Những nỗ lực để đáp ứng 7 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc - từ việc làm sạch các đô thị bị tắc nghẽn ô nhiễm đến chấm dứt nạn đói trên toàn cầu - có thể được thúc đẩy mạnh bằng cách tái sử dụng các không gian dưới lòng đất, theo ông cho biết.

“Không gian ngầm có thể dễ dàng được sử dụng cho việc trồng trọt”, ông nói khi đi thăm Đường hầm Bourbon, được đào sâu dưới thành phố Napoli của Italia như một lối thoát hiểm cho Vua Ferdinand II của Bourbon sau cuộc bạo loạn năm 1848.

Sự phát triển của khoa học trong các lĩnh vực như aquaponics - hệ thống sản xuất kết hợp nuôi trồng thủy sản với thủy canh - có thể giúp giảm áp lực cho chuỗi cung ứng thực phẩm và giảm đáng kể chi phí vận chuyển nếu các trang trại mới này nằm ngay dưới lòng các thành phố.

Microgreen - rau mầm từ các loại cây như thì là, củ cải hay mùi thường… được thu hoạch ngay khi đạt kích thước đầy đủ - đã và đang được trồng dưới lòng đất như rau diếp, theo Admiraal cho biết. “Chúng ta cũng có thể nghĩ đến sử dụng những bãi đỗ xe ngầm: Chúng ta biết ô tô đang giết chết các thành phố bằng sự ô nhiễm. Chúng ta đang tiến đến xe điện, xe tự động. Vậy thì trong tương lai, những không gian này còn có cần thiết như bây giờ nữa hay không?”.

Từ Boston đến Oslo, Rio de Janeiro, Seattle và Sydney, các công trình như đường cao tốc nhiều làn đang được di chuyển xuống dưới lòng đất với các không gian được giải tỏa chuyển đổi thành công viên. “Các thành phố nơi tăng trưởng dân số rất mạnh và đang phải vật lộn với các nguồn lực, với tác động đến môi trường sống tự nhiên của họ... đang xem xét các phương án sáng tạo để mở rộng”, nhà quy hoạch đô thị Antonia Cornaro cho biết.

Các đô thị như Singapore và Hồng Kông đã bắt đầu thay đổi luật pháp để cho phép mọi thứ từ trường đại học đến thư viện, trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim và các cơ sở thể thao di chuyển xuống lòng đất. Cây được trồng trong các khu vực xanh mới sẽ giúp kiềm chế biến đổi khí hậu cũng như giúp ngăn chặn sự suy thoái của đất. Đi xuống lòng đất cũng có thể giúp bảo vệ dân cư khỏi các sự kiện thời tiết khắc nghiệt mà biến đổi khí hậu có thể gây ra.

“Đối với lũ lụt và đối với các thảm họa tự nhiên khác, việc khai thác lòng đất làm nơi trú ẩn thực sự có thể giúp thành phố trở nên vững chãi hơn” - nhà quy hoạch Cornaro nói - “Sợi quang có thể mang lại ánh sáng mặt trời bên dưới bề mặt, và bạn cũng có thể mô phỏng ánh sáng ban ngày trong thời đại hiện nay”.

Việc thiếu ánh sáng mặt trời chắc chắn đã không ngăn được những cây dương xỉ mọc lên giữa những xác tàu phủ đầy bụi bị bỏ rơi trong Đường hầm Bourbon cách đây hàng thập kỷ, khi nó còn được sử dụng như nhà tù. Làm thế nào để thực vật có thể phát triển tốt trong ánh sáng nhân tạo là trọng tâm của các nghiên cứu hiện tại.

Theo AFP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.