Cuba cảm thấy bất lợi từ dỡ bỏ cấm vận

GD&TĐ - Giới chức Cuba đã bày tỏ sự thất vọng với những bước đi mới nhằm giảm bớt lệnh trừng phạt kinh tế chống lại đất nước của họ mà Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa công bố. 

Cuba cảm thấy bất lợi từ dỡ bỏ cấm vận

Những biện pháp này có hiệu lực từ cuối tuần trước, tuy nhiên, theo Bộ Ngoại giao Cuba, nó “mang lại lợi ích cho Mỹ nhiều hơn cho Cuba và người dân của Cuba”.

Lình xình quan hệ Mỹ - Cuba sau nới lỏng cấm vận

Chính quyền Mỹ đã bãi bỏ một số quy định được duy trì trong hơn nửa thế kỷ cấm vận chống Cuba. Ví dụ, tàu thuyền nước ngoài chở hàng hóa, sau khi nhập cảng ở Cuba có thể tự do đến các cảng của Mỹ (trước đây chúng phải đợi 180 ngày để chờ Mỹ chấp nhận). Các công ty dược phẩm Cuba theo quy định mới có cơ hội hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu y học. Du khách Mỹ đến thăm đảo được phép mang về nhà xì gà và rượu rum nổi tiếng. “Mọi người sẽ có thể mừng các ngày lễ với rượu rum và xì gà Cuba” - Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Susan Rice thông báo ở Washington.

Nhiều phương tiện truyền thông Mỹ mô tả việc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu xì gà và rượu rum là một “sự kiện lịch sử”. Trước đây, nếu ai đó bị Hải quan Mỹ bắt với những hàng hóa này, họ sẽ bị phạt nặng và có thể bị tù. Nhưng chính quyền Cuba phản ứng về các biện pháp “nới lỏng cấm vận” của Mỹ với thái độ hoài nghi.

“Obama kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống, nhưng sự phong tỏa Cuba vẫn còn” - Giám đốc Cục Nội vụ, Bộ Ngoại giao Cuba Josefina Vidal cho biết. Theo bà Josefina Vidal , Cuba đang chờ các bước đi triệt để hơn của Tổng thống Obama - cho phép đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế Cuba và mở rộng xuất khẩu hàng hóa của Mỹ và nhập khẩu hàng hóa của Cuba. Sự không hài lòng đặc biệt của chính quyền Cuba ở những hạn chế trong ngành ngân hàng. “Từ trước đến nay, Cuba không được mở tiền gửi tại Mỹ hoặc các nước thứ ba thanh toán hợp đồng bằng đô la” - Bà Vidal cho biết.

Trên thực tế, chính quyền Cuba cũng không mấy mặn mà với hàng nhập khẩu từ Mỹ. Từ tháng 1/2015, chính quyền Mỹ cho phép các doanh nghiệp tư nhân của họ cung cấp hàng hóa tới Cuba. Tuy nhiên, các chuyến thăm gần đây đến hòn đảo của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker đã không dẫn đến ký kết bất kỳ thỏa thuận trong lĩnh vực này.

Barack Obama khó kết thúc “chiến lược Cuba” trước khi rời Nhà Trắng

Có một yếu tố nào đó ngăn cản chính quyền Obama theo đuổi một chính sách tích cực hơn đối với Cuba. Ở một góc độ khác, bình thường hóa quan hệ với Cuba, theo Barack Obama đồng nghĩa với tăng cường dân chủ trên đảo quốc. Tuy nhiên, các quan chức Cuba cho rằng, đó là hành động can thiệp vào công việc nội bộ của một nước có chủ quyền. Theo các nhà phân tích, những bất đồng về quan điểm khó có thể được tháo gỡ một sớm một chiều.

Sự miễn cưỡng của chính quyền Cuba trong việc thay đổi chính sách của họ đã gây ra phản ứng tiêu cực tại Quốc hội Mỹ. Bất chấp những nỗ lực của Nhà Trắng, Quốc hội Mỹ không có ý định loại bỏ các lệnh cấm vận kinh tế chống Cuba.

Barack Obama đã không giấu giếm rằng ông muốn thực hiện những thay đổi “không thể đảo ngược” để kết thúc nhiệm kỳ của mình bằng “chiến lược Cuba”. Tuy nhiên, do sự chống đối của Quốc hội Mỹ mà điển hình là 2 Thượng nghị sĩ và 4 Hạ nghị sĩ có nguồn gốc từ Cuba, cũng như sự miễn cưỡng của Habana trong việc thay đổi chính sách của họ, Barack Obama khó có thể hoàn tất ý nguyện của mình trước khi rời khỏi Nhà Trắng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Chính trường rối ren

GD&TĐ - Hàn Quốc đang trải qua những ngày rối ren trên thượng tầng chính trị.