Cử nhân ngành Ngôn ngữ Trung Quốc lương gần 30 triệu đồng/tháng

GD&TĐ - Chị Lê Thị Nhung - cử nhân ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, hệ đào tạo từ xa, Trường ĐH Mở Hà Nội hiện có mức lương gần 30 triệu đồng/1 tháng.

Chị Lê Thị Nhung (Đứng giữa) – Tân cử nhân ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Trường Đại học Mở Hà Nội.
Chị Lê Thị Nhung (Đứng giữa) – Tân cử nhân ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Trường Đại học Mở Hà Nội.

Vượt qua sóng gió cuộc đời

Học tập là con đường đúng đắn nhất giúp tôi vượt qua “ngọn sóng lớn” của cuộc đời…

Chị Lê Thị Nhung

Chị Nhung tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân loại giỏi. Công việc của chị cũng có nhiều tiến triển. Từ một nhân viên bán hàng, thu ngân với mức lương 8 triệu đồng/ 1 tháng, chị được thăng chức làm trưởng bộ phận. Hiện chị giữ chức giám đốc điều hành của một khách sạn 4 sao tại Hạ Long, với mức lương gần 30 triệu đồng/1 tháng. Những kỳ vọng và những nỗ lực không mệt mỏi của chị Nhung đã được đền đáp xứng đáng.

Tuy nhiên, để có được “trái ngọt” trên, ít ai biết rằng, chị Nhung đã phải vượt qua nhiều sóng gió cuộc đời. Thậm chí có những lúc chị hụt hẫng, chới với và khủng hoảng cả về vật chất lẫn tinh thần.

Chị kể, năm 2018, hôn nhân đổ vỡ, chị một mình nuôi con, cộng thêm nghề nghiệp bấp bênh. Thời điểm này chị gần như rơi vào bế tắc. Tuy nhiên, với sự động viên của người thân, chị quyết tâm học tập, với mong muốn hai mẹ con có một tương lai tươi sáng hơn…

Chị Nhung tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Chị Nhung tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Chị Nhung sinh ra và lớn lên trong một gia đình có ba anh chị em tại Quảng Ninh. Trước đây, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, dù đã đỗ vào ngành sư phạm nhưng chị quyết định từ bỏ ước mơ làm giáo viên để bố mẹ bớt gánh nặng, tập trung lo cho hai em ăn học.

Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, chị Nhung một mình nuôi con, làm cùng lúc hai công việc để có tiền trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, việc nuôi con một mình không dễ dàng. Dù đã rất cố gắng nhưng cuộc sống của hai mẹ con vẫn chật vật, thiếu thốn cả về vật chất, lẫn tinh thần.

Sau khi nghe một người anh trong gia đình khuyên nhủ và giới thiệu cho hệ từ xa của Trường ĐH Mở Hà Nội. Cùng với đó, chị cũng nhận thấy xu hướng phát triển du lịch mạnh mẽ tại quê nhà nên chị Nhung quyết định lựa chọn ngành Ngôn ngữ Trung Quốc để theo học. Chị Nhung khấp khởi niềm tin và mong muốn thành thạo tiếng Trung Quốc, có tư duy quản lý để tìm một công việc tốt hơn với mức lương cao hơn.

Hai mẹ con chị Nhung.

Hai mẹ con chị Nhung.

Nỗ lực không ngừng

TS Phạm Thị Chuẩn – Phó trưởng Khoa Tiếng Trung Quốc, Trường ĐH Mở Hà Nội – nhận xét: “Bạn Nhung là một trong những học trò mà tôi vô cùng ấn tượng. Bạn ấy không chỉ chăm chỉ, nỗ lực vượt khó trong học tập, mà còn là lớp trưởng nhiệt huyết, chu đáo với các hoạt động của lớp. Nhung cũng là một người lương thiện, sống hướng đến cộng đồng”.

Cũng theo TS Phạm Thị Chuẩn, bạn Nhung luôn nỗ lực hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, nhiều thì tiền bạc, vật chất. Nếu ít thì Nhung có thể là tự tay làm những chiếc buộc tóc nhỏ xinh, rồi nhờ thầy, cô ở Khoa tặng cho các bé vùng cao trong những dịp Khoa, Trường đi từ thiện.

“Cùng với triết lý đào tạo của Nhà trường “Mở cơ hội – Mở trái tim – Mở trí tuệ - Mở tầm nhìn – Mở tương lai”, chúng tôi tự hào khi đã và đang đào tạo, rèn luyện những thế hệ sinh viên vừa hồng, vừa chuyên như Nhung” - TS Phạm Thị Chuẩn bộc bạch.

Chị Nhung là tấm gương vượt lên hoàn cảnh, nỗ lực học tập để thay đổi cuộc đời.

Chị Nhung là tấm gương vượt lên hoàn cảnh, nỗ lực học tập để thay đổi cuộc đời.

Chia sẻ về những ngày đi học, chị Nhung bày tỏ, đó là những tháng không quên khi chị luôn có con gái đồng hành, bầu bạn. Do không nhờ được người trông con nên chị quyết định mang con đến lớp, dù biết có thể sẽ không được bởi dù sao lớp học vẫn có những quy định và nguyên tắc riêng.

“Tôi rất xúc động khi chính thầy, cô giáo luôn tạo điều kiện, động viên tinh thần hai mẹ con; thậm chí trông con giúp để tôi làm bài kiểm tra hoặc học những tiết thực hành. Có những ngày hai mẹ con chẳng còn nổi lấy một nghìn đồng trong túi. Biết hoàn cảnh của hai mẹ con, thầy, cô giáo lại âm thầm để vào túi áo của con tôi ít tiền, vì biết nếu đưa trực tiếp tôi sẽ không nhận” – chị Nhung nhớ lại.

Chị Nhung luôn nỗ lực, tích cực hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Chị Nhung luôn nỗ lực, tích cực hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Cho đến bây giờ chị Nhung vẫn khẳng định, quyết định đi học đại học của mình hoàn toàn đúng đắn. Đi học cho chị kiến thức. Ở đó, chị gặp được những người thầy, người bạn tuyệt vời. “Tôi tự nhủ, cuộc đời tôi sang một trang mới, với nhiều cơ hội và tươi sáng hơn…” – chị Nhung hồ hởi chia vui.

Suốt thời gian học tập tại Trường ĐH Mở Hà Nội, chị Nhung như được sống lại trong cảm giác của một gia đình thực thụ. Điều đó càng thôi thúc chị phấn đấu, học tập tốt, chăm chỉ làm việc để không phụ sự yêu thương, giúp đỡ của thầy cô.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ