CPI tháng 12 của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều tăng

CPI tháng 12 của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều tăng

(GD&TĐ)-Tháng cuối cùng của năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều tăng. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng mạnh với mức tăng lần lượt là 3,27% và 2,86%.

Tại Hà Nội: Mức tăng này đã đưa CPI của Thủ đô trong năm 2010 tăng tới 9,56% so với năm trước, với tốc độ tăng giá bình quân một tháng là 0,95%.

fg
Nhu cầu mua sắm tăng cao vào dịp cuối năm

Trong tháng này, ngoại trừ bưu chính viễn thông vẫn giữ nguyên thì 10 nhóm hàng còn lại đều có chỉ số giá tăng so với tháng trước.

Trong khi hầu hết các nhóm hàng hóa có mức tăng nhẹ dưới 1% như giao thông; may mặc, mũ nón, giày dép; đồ uống và thuốc lá; thiết bị và đồ dùng gia đình… nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cùng nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng lại tăng mạnh với mức tăng lần lượt là 3,27% và 2,86%.

Đánh giá về CPI của Hà Nội trong năm 2010, các chuyên gia kinh tế cho rằng, nguyên nhân khiến giá năm nay tăng cao là do giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng làm giá thành sản phẩm tăng cao; dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm gây ảnh hưởng tới nguồn cung; thiên tai lũ lụt tại miền Trung và một số vùng tại miền Bắc làm vận chuyển hàng hóa bị ngưng trệ.

Mặt khác, theo quy luật những tháng cuối năm nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên cũng tác động đến xu hướng tăng giá. Một nguyên nhân nữa là do tỷ giá USD tăng cao dẫn đến sự tăng giá các mặt hàng nhập khẩu.

So với tháng 12/2009, chỉ số giá tiêu dùng tháng này đã tăng 9,58%, TP.HCM đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm ở mức 1 con số.

Nhìn chung, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 tại Tp.HCM tăng khá cao có phần liên quan đến mức chi tiêu cho mua sắm tăng trong tháng qua. Cũng nguồn tin trên cho hay, tổng mức bán lẻ tháng 12/2010 trên địa bàn TP.HCM ước đạt 36.141,6 tỷ đồng, tăng 4,1% so tháng trước.

Cũng như mọi năm, mức tăng mạnh của CPI thể hiện chủ yếu ở một số sản phẩm và dịch vụ liên quan đến ăn uống và vui chơi giải trí. Điều này không có gì bất thường vì xuất phát từ một biểu hiện thói quen của người dân là  thường chi tiêu mạnh vào dịp lễ, tết cho các hàng hóa, dịch vụ này.

Chỉ có 4 trên tổng số 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng nhẹ trong tháng này, CPI tháng 12 tại Tp.HCM tăng cao là tổng hợp của nhiều yếu tố. Cụ thể, CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng này đã tăng 2,37% so với tháng trước với lương thực tăng tới 4,56%; thực phẩm tăng 2,14% và ăn uống ngoài gia đình tăng 1,57%.

Sức ảnh hưởng ít hơn do quyền số thấp, nhưng chỉ số giá tiêu dung tăng mạnh nhất ở nhóm may mặc, mũ nón, giày dép, lên tới 3,17%.

Lễ Noel, Tết dương lịch và âm lịch sắp đến là cơ hội để trưng các sản phẩm thời trang, dẫn tới sức tiêu thụ nhóm quần áo may sẵn, giày dép, vải và dịch vụ liên quan tăng đáng kể, đồng nghĩa với việc giá cũng tăng hơn so với trước. Cùng nguyên nhân này, CPI nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 1,29%; thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,85%.

Trong khi đó, dịp lễ, tết cũng là thời gian cho các hoạt động vui trơi, giải trí. Các dịch vụ này đã bắt đầu khởi động sớm từ cuối tháng 11 đến nay, khiến chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 1,22%

Thị trường xây dựng vào mùa hoàn thiện cuối năm cũng đẩy giá các mặt hàng sắt thép, xi măng, vật liệu xây dựng tăng giá. Tuy nhiên, việc giá gas tăng trong tháng này mới là nguyên nhân chính đẩy chỉ số nhóm này tăng 2,5%.

Chỉ số giá vàng tháng này tại Tp.HCM đã tăng 5% so với tháng trước; chỉ số giá USD tăng 3,47%.

Lê Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ