Công nghệ quân sự - Từ viễn tưởng đến hiện thực

 

Công nghệ quân sự - Từ viễn tưởng đến hiện thực

Trí tuệ nhân tạo vũ trang

Nhiều chuyên gia khoa học và quân sự tỏ ra thật sự lo ngại về trí thông minh nhân tạo khi các hệ thống này được phép “bước chân” vào vương quốc của chiến tranh. Những lo ngại của họ đều có lý do nghiêm túc và chính đáng, bởi ngay cả với những robot “bản lĩnh” nhất, được chế tạo với sự bảo đảm của các nhà thiết kế, thì với khả năng giết chóc của chúng cũng như trí tuệ siêu phàm, khả năng học hỏi, tư duy như người khiến người ta phải đặt ra nhiều câu hỏi đáng lo ngại.

Làm thế nào để có thể chắc chắn rằng những robot được trang bị vũ khí và có khả năng tự học phân biệt được binh lính và thường dân, khi mà ngay cả con người cũng còn nhầm lẫn? Quan trọng hơn, làm thế nào để một cỗ máy chịu trách nhiệm cho hành động của nó? Liệu có thể “răn đe” máy móc bằng cách nào, khi mà nhà tù chưa bao giờ là một hình phạt thực sự đối với chúng.

Bất chấp những lo ngại đó, trí tuệ nhân tạo đã là một phần của chiến tranh ở mức độ lớn hơn nhiều so với những gì người ta có thể hình dung và cảm thấy thoải mái. Chẳng hạn như hệ thống vũ khí “Harop” của Israel, về cơ bản là một máy bay không người lái có thể tự hủy một khi nó có thể khóa chặt vào những gì nó coi là mục tiêu, như máy bay chiến đấu của kẻ thù hoặc hệ thống tên lửa chống hạm. Harop đã được sử dụng thành công trên chiến trường, và phần đáng sợ nhất là nó có khả năng tự quyết định việc phát hỏa hay ném bom. Được biết, Đức cũng có hệ thống tên lửa hoàn toàn tự động có khả năng bắn hạ tên lửa đối phương mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của con người.

Mặc dù vậy, vẫn có những “vật cản” đối với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo trong công nghệ chiến tranh: Không dễ để thuê các nhà phát triển trí tuệ nhân tạo làm chuyên gia vũ khí, thậm chí nhiều chuyên gia ở Thung lũng Silicon đã từ chối hợp tác với quân đội để bảo đảm rằng việc sử dụng AI trong chiến tranh được hạn chế.

Vũ khí điều khiển bằng trí não

Vũ khí điều khiển bằng trí não là gì? Hãy tưởng tượng một cách đơn giản là bộ não của bạn sẽ được liên kết thẳng tới vũ khí, phương tiện, robot... và có thể điều khiển nó một cách khéo léo và linh hoạt chẳng khác gì bộ não điều khiển tay chân bạn – điều mà bạn không bao giờ đạt được khi sử dụng các cần điều khiển. Nói cách khác, bạn có thể trở thành “bộ não” của những chiếc máy bay chiến đấu hoặc robot tử thần khổng lồ như trong phim. Nếu bạn nghĩ rằng loài người sẽ cần một thời gian dài trước khi chúng ta thực sự có thể làm được điều đó, thì bạn đã sai. Thực tế, công nghệ này đã chính thức xuất hiện và tồn tại.

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học thần kinh đã phát triển một thứ gọi là “mạng lưới não”, trong đó hai con khỉ được dạy cách điều khiển một cánh tay kỹ thuật số theo những suy nghĩ của chúng. Mặc dù thí nghiệm này mới chỉ có các ứng dụng chưa chính thức, đặc biệt là được áp dụng hỗ trợ những người bị tổn thương não hoặc khuyết tật, gặp khó khăn trong thực hiện những công việc tối cần thiết hàng ngày, nhưng chắc chắn, công nghệ này hoàn toàn có thể được sử dụng cho mục đích quân sự. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã có các chương trình liên tục tìm cách tạo ra vũ khí điều khiển bằng trí não và có lẽ nhân loại có thể thấy chúng sẽ được sử dụng trong tương lai không xa. (Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giảm áp lực cho giáo viên

GD&TĐ - Có ý kiến đề xuất cần tránh việc thu nhập của GV lại phụ thuộc vào việc người ấy có tham gia vào nhiều công việc ngoài chuyên môn hay không...