Theo các chuyên gia Trung Quốc, hiện tại Mỹ không có lí do gì để phản đối các hệ thống tác chiến điện tử của Nga. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ đã quyết định dừng nghiên cứu lĩnh vực công nghệ phức tạp này để tập trung phát triển hàng không. Theo Lầu Năm Góc, các cuộc tấn công hàng không với sự trợ giúp của tên lửa hành trình được trang bị định vị GPS sẽ trở thành yếu tố quyết định trong các trận chiến tương lai.
Tuy nhiên, Mỹ đã sai lầm khi quyết định hoàn toàn bỏ qua việc phát triển các tổ hợp tác chiến điện tử, ngay cả khi trong kho vũ khí của Quân đội Mỹ có rất nhiều những lọai vũ khí hiện đại khác. Sau các cuộc chiến ở Vịnh Ba Tư, Mỹ đã chế tạo một số loại tên lửa hàng không mới, có khả năng chống nhiễu từ các hệ thống radio gây nhiễu của Nga.
Nhưng đó chỉ là một lợi thế tạm thời của công nghệ quân sự Mỹ. Sau đó không lâu, các kỹ sư điện tử Nga đã "hack" các giao thức trao đổi vô tuyến trên không của các máy bay Mỹ bằng các bệ phóng, đồng thời họ đã biết cách phá vỡ và triệt tiêu hiệu quả các phương thức liên lạc như vậy.
Tổ hợp tác chiến điện tử chống tên lửa của các binh chủng Nga đã đạt đến một cấp độ mới, trong khi những máy bay quân sự và máy bay không người lái của quân đội Mỹ vẫn đang sử dụng đạn dược cũ.
Hiện tại, theo các nhà phân tích của trang tin Sina (Trung Quốc), Lầu Năm Góc đang phải đối mặt với nhiệm vụ chính là hiện đại hóa công nghệ của các vũ khí tên lửa trong kho vũ khí của Không quân Mỹ, cũng như tạo ra các phương tiện chiến đấu điện tử của riêng mình.