Công nghệ quân sự - từ viễn tưởng đến hiện thực

GD&TĐ - Trong lịch sử loài người, những cuộc chiến tranh hiện đại đã khác xa so với những gì là khởi điểm ban đầu. 

Công nghệ quân sự - từ viễn tưởng đến hiện thực

Đã qua rồi cái thời chỉ cần có chiến thuật chiến đấu vượt trội và lực lượng mạnh hơn là đủ đảm bảo chiến thắng. Ngày nay, một lực lượng kém hơn vẫn có thể dễ dàng đoạt được một thế lực lớn hơn nhiều chỉ bằng cách có lợi thế công nghệ trên chiến trường.

Gần như tất cả các quốc gia lớn nhất trên thế giới đều đang nỗ lực để giành được ưu thế đó. Một số đột phá trong công nghệ quân sự thậm chí chẳng khác gì với những thiết bị trong truyện khoa học viễn tưởng. Mặc dù ai cũng biết rằng, những công nghệ này chắc chắn sẽ là một phần của chiến tranh vào một thời điểm nào đó trong tương lai, nhưng ít ai tin rằng tương lai sẽ đến sớm như vậy.

EMP

Ý tưởng về một vũ khí siêu mạnh về mặt lý thuyết có thể giải phóng một vụ nổ bức xạ điện từ (ví dụ: Xung điện từ - EMP) và vô hiệu hóa tất cả các thiết bị điện tử trong một khu vực nhất định đã xuất hiện trong khoa học viễn tưởng từ lâu. Theo đó, bất kỳ quân đội nào sở hữu thứ vũ khí này sẽ có được lợi thế tự động trong trận chiến, vì ngay cả một hệ thống vũ khí hoạt động cũng tốt hơn hàng ngàn người bị vô hiệu hóa.

Nhiều quốc gia đang tiến hành các dự án để hiện thực hóa điều này, tuy nhiên, dường như mới chỉ có Không quân Mỹ đã sở hữu công nghệ quân sự “trong mơ” này. Được gọi là Dự án tên lửa tiên tiến vi sóng siêu công suất, hay CHAMP, vũ khí có thể nhắm mục tiêu và vô hiệu hóa thành công các thiết bị điện tử của bảy tòa nhà riêng biệt trong một cuộc thử nghiệm ở Utah. Rất may, nó có thể xác định chính xác các mục tiêu cụ thể, thay vì bắn phá toàn bộ khu vực bằng các đợt xung sóng. Như vậy, người dân vẫn an toàn trong các chiến dịch quân sự sử dụng công nghệ tiên tiến này.

Máy bay không người lái siêu nhỏ

Ba mươi năm trước, ít ai có thể tưởng tượng rằng sẽ có những vật thể bay không người lái có khả năng thực hiện các hoạt động quân sự từ khoảng cách an toàn. Máy bay không người lái (còn gọi là UAV) đã thay đổi cách người ta tiến hành các cuộc chiến tranh, cũng như trong các lĩnh vực khác của cuộc sống, như thu thập tin tức hay phát hiện lái xe say xỉn...

Mặc dù mang lại nhiều thuận lợi cho người sử dụng trong chiến tranh, nhưng có một số điều mà UAV không dễ dàng thực hiện, như ngụy trang hoặc tránh bị phát hiện. Vì thế, chúng cần phải được thu nhỏ đến mức gần như không thể phát hiện, điều mà các tác giả khoa học viễn tưởng đã đưa ra khá nhiều lần trong các tác phẩm của mình. Nghe có vẻ khá đáng sợ, vì máy bay không người lái siêu nhỏ được vũ trang có thể trở thành vũ khí hủy diệt trong tay kẻ xấu. Nhiều người “thở phào” khi cho rằng điều này vẫn còn xa vời vợi. Nhưng thực tế không phải vậy.

Vào tháng 1/2017, Lầu Năm Góc thông báo rằng, họ đã thử nghiệm thành công một nhóm gồm 103 máy bay không người lái siêu nhỏ, mỗi chiếc dài khoảng 16 cm (6 inch). Kích thước nhỏ bé khiến chúng gần như “vô hình” khi bay trong tự nhiên. Chúng có khả năng làm những việc như ra quyết định tập thể, thay đổi đội hình theo tình huống và tự chữa lành vết thương. Đó chưa phải là tất cả. Rất có thể, một ngày nào đó, những chiếc máy bay không người lái tí hon này được cải tiến và tích hợp để phù hợp với các công nghệ tiên tiến và là vũ khí giết người nguy hiểm, bao gồm cả vũ khí hạt nhân siêu nhỏ. (Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ