Tại Trung Quốc, nhiều kênh truyền hình và dịch vụ online như Hunan TV, iQiyi, Tencent Video và Youku đã tổ chức hàng chục gameshow từ những studio nhỏ thay vì tại trường quay như trước.
Cú huých từ Vũ Hán
Trước dịch Covid-19 có hơn 425 triệu tài khoản livestream tại Trung Quốc. Nay con số đó đã tăng mạnh. Nhiều gameshow truyền hình được duy trì trong khán phòng không khán giả. Các ngôi sao truyền hình thực tế không thể ra ngoài ngôi nhà của mình đã tìm được giải pháp duy trì công việc.
Trung Quốc là quốc gia có kỹ nghệ livestream lớn nhất thế giới. Thành phố Vũ Hán, nơi bùng phát Covid-19 đầu tiên là “cái nôi livestreaming”. Hình thức này càng phát triển thêm nhờ được trải nghiệm đầu tiên không khí cách ly.
Liên hoan Douyu hàng năm ở Vũ Hán là cơ hội cho các livestreamer kiếm tiền. Nay liên hoan tạm ngừng nên các vloggers phải tìm ra cách khác để duy trì hoạt động.
Tờ South China Morning Post cho biết, từ tháng 11/2019 các công ty đã đầu tư hàng triệu USD vào thành phố với hy vọng sẽ có thêm những sáng kiến công nghệ mới làm đòn bẩy cho nền kinh tế. Tháng 12/2017, Vũ Hán đã xây dựng làng livestream kiến trúc kiểu châu Âu có đủ chỗ cho 100
livetreamer hành nghề cùng lúc. Sau ngày Vũ Hán bị phong toả, các nhật ký video bắt đầu nở rộ trên mạng. Nhiều người cố ghi lại cuộc sống hàng ngày của họ trong sự cách ly.
Ví dụ nhật ký “Sống cô độc trong thành phố im lặng” hay “Anh ấy được đưa vào bệnh viện 3 giờ trước khi chết”. Vì đi tiên phong nên chính quyền Hồ Bắc cũng dẫn đầu trong việc đề ra các quy luật về livestreaming.
Tháng 2/2018, tỉnh đã ban hành các tiêu chuẩn dành cho dịch vụ livestreaming và livestreamer. Ví dụ, phụ nữ bị cấm ăn mặc hở hang, đồ lót khi livestreaming. Những livestreamer bỏ qua những quy định sẽ bị trừng phạt. Vì vậy, bất chấp cơ hội mới và có lượng khán giả nhiều hơn, các livestreamer tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác vẫn phải hết sức thận trọng nếu không muốn bị phạt hay bị ngồi tù vì đưa lên mạng những thứ chính phủ không cho phép.
Cơ hội chưa từng có
Một livestreamer đang tương tác với các fan từ nhà ở Vũ Hán. |
Sau khi dịch Covid-19 bùng phát, ngoài việc bùng nổ mua sắm trên mạng, tránh tiếp cận trực tiếp thì livestream, karaoke livestreaming và reality TV đã trở thành phương tiện tương tác và kiếm tiền của những người biết thích nghi với tình thế, đặc biệt tại các điểm nóng.
Cách làm này rất hiệu quả vì nó giúp kết nối với thế giới bên ngoài và duy trì hoạt động giải trí trên quy mô rộng. Covid-19 cho thấy việc kinh doanh trên mạng sẽ tiếp tục và phát triển hơn nữa.
Buôn bán trên mạng, giới thiệu ca khúc mới và nhiều hoạt động khác đã sử dụng khá tốt livestream. Các loại hình giải trí mới đã tạo bước chuyển về cách đưa những gameshow và chương trình thực tế phổ thông trên truyền hình đến với khán giả, tránh được sự gián đoạn.
Các khán giả ngồi trước TV, điện thoại thông minh và máy tính bảng tại nhà có thể xem dễ dàng những chương trình gameshow yêu thích và xem livestream được quay trong ngôi nhà của họ. Nghe họ hát, hướng dẫn cách sống chung với dịch bệnh, dạy nấu ăn, tập thể dục… thậm chí cả thi đấu thể thao trên sân không khán giả. Ví dụ chương trình “Ai hít đất được nhiều nhất”.
Khi lượng khán giả giải trí online tăng mạnh, các đài truyền hình phải tăng cường phục vụ họ trên các kênh và trang web.
Những chương trình truyền hình và gameshow nay chuyển sang hình thức tương tác trong thế giới ảo. Nhưng lượng khán giả theo dõi không hề giảm, thậm chí tăng vì họ không còn phương tiện giải trí nào khác, ngoài TV và các thiết bị thông minh. Trong tháng 1/2020, những livestream từ 2 bệnh viện tại Vũ Hán đã có lượng người theo dõi cao bất thường.
Các kênh truyền hình vào cuộc
Một livestreamer đang tương tác với các fan từ nhà ở Vũ Hán. |
Nhận thấy “cơn sốt livestreaming” và kỷ lục số khán giả theo dõi, nhiều chương trình truyền hình mới và cũ được đưa lên các dịch vụ phát online (online streaming
service). Ví dụ chương trình mới Games at Home cho phép những người phải ngồi nhà thấy cách những người khác tìm niềm vui và sự khuây khoả trong nỗi lo toan và căng thẳng.
Tờ nhật báo Guangzhou Daily có bài viết về “sự phổ thông mang tính hiện tượng của những chương trình thực tại ảo (cloud reality show)”, nơi các nghệ sĩ biểu diễn chỉ cần một smartphone hay một máy tính và một mạng Internet tốt là có thể đưa sản phẩm của mình đến với công chúng (có tính phí hoặc miễn phí).
Nếu đưa lên YouTube hoặc các dịch vụ tương đương, họ có thể thu được nhiều tiền, thậm chí rất nhiều tiền nếu đáp ứng được thị hiếu khán giả.
Ngay nhóm BTS của Hàn Quốc cũng tận dụng phương pháp này để tồn tại trong thời điểm không thể huy động được khán giả và không có doanh thu từ vé bán ra. Livestreamer hầu như không có giới hạn cho sự sáng tạo và có thể khai thác nhiều lĩnh vực.
Từ 8/2, chương trình mới dạy nấu ăn dài 1 giờ hàng ngày Eat Well được đưa lên dịch vụ Youku (giống như YouTube) tại Trung Quốc đã nhận được phản hồi rất tích cực. Eat Well mời những người nổi tiếng livestreaming những thứ họ nấu cho buổi ăn trưa ngay trong nhà bếp gia đình.
Tencent Video giới thiệu chương trình hàng ngày mới Good Time at Home, trong đó những người nổi tiếng được mời livestreaming trực tiếp với khán giả từ nhà mình. Tương tự, giữa tháng 2, trang web phổ thông iQiyi bắt đầu phát chương trình hát karaoke tại nhà Karaoke at Home với các ca khúc và ca sĩ yêu cầu được thể hiện từ nhà.
Chương trình Games at Home có các thí sinh thi tài ngay trong nhà họ mà không cần đến phim trường. Nhiều chương trình truyền hình thực tế nhanh chóng thay đổi cách đưa sản phẩm đến với công chúng. Dĩ nhiên, ở Trung Quốc, việc tuyên truyền phòng chống dịch theo quy định của chính quyền chiếm khá lớn thời lượng phát sóng.