Trường ĐH Santa Barbara (Mỹ) thành lập Trung tâm Truyền thông và Cảm biến để hoàn thiện những chi tiết cuối cùng liên quan đến mạng 6G.
Vào tháng 5/2019, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) cũng thành lập Trung tâm Nghiên cứu truyền thông tiên tiến ở Seoul. Một trong những ưu tiên của trung tâm này là nghiên cứu mạng 6G.
Mặc dù mạng 5G mới được triển khai ở châu Âu, nhưng Ủy ban châu Âu cũng đã khuyến nghị nghiên cứu phát triển mạng 6G. Sự hợp tác giữa các quốc gia sẽ liên quan đến “Dịch vụ và mạng thông minh”. Các công ty như Nokia, Orange, Huawei, Ericsson, Telenor, Telecom Italia… được xem là những công ty tiên phong trong tạo lập Internet tương lai (phổ biến vào năm 2030).
“Cơn sốt 6G” thậm chí tràn đến cả Phòng thí nghiệm điện thoại Bell (Bell Labs) của Mỹ. Theo ông Lauri Oksanen – Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu và công nghệ Bell Labs, công nghệ 6G “xuất hiện cùng thế giới tương lai”. Ông Oksanen cũng khẳng định, mạng 6G sẽ hội nhập thế giới vật lý và sinh học với thế giới số. Việc liên kết các thế giới khác nhau thông qua công nghệ mang đến nhiều khả năng mới. Hai nhà khoa học Razvan Stoica và Giuseppe de Abreu ở ĐH Cornell cho rằng sử dụng mạng 6G để sản sinh và tái tạo một lượng lớn dữ liệu trong thời gian thật là điều thấy rõ.
Trong những ứng dụng của mạng 6G, các nhà khoa học đã nhắc đến sự tối ưu mạng, theo dõi và lập kế hoạch thị trường tài chính, cải thiện hoạt động của dịch vụ y tế, khả năng dự báo và phản ứng đối với các sự cố, chẳng hạn như trong giao thông vận tải…
Rất khó hình dung diễn biến công việc liên quan đến mạng 6G, bởi vì ngay cả mạng 5G vẫn còn là trừu tượng đối với nhiều người trong chúng ta. Còn khá lâu để mạng 6G đến được phần lớn các thành phố châu Âu. Đặc biệt là lâu hơn nữa khi triển khai 6G ở vùng nông thôn.