Theo ông Parnia, hiện tượng trên đặt ra một chuỗi các quá trình dài hơn dẫn đến cái chết của não. “Nếu bạn cố gắng hồi phục lại tim, bạn sẽ dần dần khiến cho não hoạt động lại. Trong quá trình thực hiện, tế bào não vẫn đang chết, tuy nhiên ở tốc độ chậm hơn” – nhà nghiên cứu Parnia nói.
Trong trường hợp tim ngừng đập, các bác sĩ thường không thể khôi phục lại lưu lượng máu tới não. Đó là lý do tại sao những người được hồi sức thành công rất hiếm.
Trang tin LiveScience có liệt kê ra những nỗ lực xác định cái chết và tìm hiểu hiện tượng được gọi là “trải nghiệm gần cái chết”. Trong một nghiên cứu năm 2014, các nhà vật lý đã phỏng vấn hơn 100 người bị tim ngừng đập và được hồi sức thành công. Trong đó 39% bệnh nhân mô tả sự tỉnh táo, cho dù họ không thể kể lại cụ thể. Một phụ nữ trong một nghiên cứu tương tự trước đó mô tả lại cảm giác bay lên trên thân thể và nhìn các bác sĩ.
Các trường hợp trên vẫn còn gây tranh cãi trong giới khóa học. Nhà thần kinh học Haider Warraich đưa ra các cuộc tranh luận về việc một thân thể mất đầu có được coi là đã chết không. Ông Warraich cũng đề cập tới trường hợp của các bác sĩ những năm sau năm 1800 đã cố gắng phân biệt sự sống và cái chết bằng cách đính kim vào các lá cờ nhỏ cắm vào ngực xác chết (nếu cờ rung có nghĩa là tim còn đập và người đó còn coi là còn sống).
Để cố gắng chứng minh quan điểm của họ rằng một sinh vật có thể “còn sống” mà không cần có đầu, các nhà nghiên cứu đã chặt đầu một con cừu mang thai và kết nối thân thể nó với một chiếc máy thở. Họ đã lấy cừu con ra bằng cách mổ đẻ. “Không có gì chưa rõ ràng ở đây: con cừu vẫn sống trong quá trình thử nghiệm”. Các nhà nghiên cứu kết luận: “Động vật bị chặt đầu chưa chắc đã chết”.
Ông Warraich cho rằng quyết định phân biện “sự chết não” do sự xuất hiện của việc cấy ghép nội tạng tạo ra. Khi có thể tiến hành cấy ghép nội tạng, các bác sĩ cần biết rõ khi nào một người “đủ chết” để loại bỏ các cơ quan nội tạng của họ.