Con người chỉ sống tối đa... 150 năm

GD&TĐ - Ý tưởng sống bất tử có thể chỉ là ảo tưởng viển vông sau khi một nghiên cứu mới cho thấy con người có thể chỉ sống tối đa 150 tuổi.

Tuổi thọ của con người luôn nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học.
Tuổi thọ của con người luôn nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học.

Mất khả năng phục hồi khi chạm ngưỡng

Nghiên cứu của Công ty Công nghệ sinh học Gero có trụ sở tại Singapore, Trung tâm Ung thư Toàn diện Roswell Park ở Bufallo, New York (Mỹ) và Viện Kurchatov ở Moscow (Nga) được đăng trên tạp chí trực tuyến Nature Communications. Nghiên cứu cho rằng, con người có khả năng sinh học để sống tối đa 120 - 150 tuổi.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình toán học để dự đoán, một khi chạm tới mốc 150 tuổi, cơ thể chúng ta mất khả năng phục hồi sau bất kỳ loại chấn thương, căng thẳng hoặc bệnh tật nào, dẫn đến sự sụp đổ cuối cùng.

“Các nghiên cứu như trên dựa trên dữ liệu lịch sử và hiện tại từ các quần thể người”– Giáo sư Judith Campisi của Viện Nghiên cứu Lão hóa Buck ở Novato, California (Mỹ) nói với hãng tin Live Science – “Đó là phỏng đoán, nhưng dựa trên những con số tin cậy”.

Bộ dữ liệu toàn diện bao gồm hồ sơ y tế ẩn danh và xét nghiệm máu của hơn 500.000 cá nhân đã được thu thập từ Mỹ, Anh và Nga để tổng hợp số liệu thống kê nghiêm túc của nhóm. Về bản chất, các nghiên cứu có thể không xem xét đầy đủ các yếu tố như lối sống, thu nhập, tình trạng kinh tế xã hội, tập thể dục và chế độ ăn uống của một người.

Các nhà nghiên cứu đã nhắm mục tiêu vào 2 con số cụ thể thu được từ các xét nghiệm máu cho 3 nhóm tuổi đa dạng: Thứ nhất là tỷ lệ của 2 loại tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật và thứ 2 là thước đo về sự thay đổi kích thước hồng cầu.

Tiến sĩ Marc J.Kahn - Trưởng khoa Y Kirk Kerkorian, Đại học Nevada, Las Vegas (Mỹ) cho biết: “Cũng giống như một người có thể có tóc bạc hơn khi già đi, 2 con số này cũng tăng lên theo tuổi thọ của con người. Các nhà khoa học gọi đây là những dấu ấn sinh học của quá trình lão hóa”.

Vận động ở tuổi già rất quan trọng tới tuổi thọ.

Vận động ở tuổi già rất quan trọng tới tuổi thọ.

Phụ thuộc vào khả năng phục hồi

Sau khi lấy kết quả xét nghiệm máu, họ đưa dữ liệu vào một mô hình máy tính để có được “chỉ số trạng thái sinh vật động” (DOSI) của một người. Về cơ bản, nó là thước đo “tuổi sinh học” để định lượng một người có thể phục hồi sau các tác nhân gây căng thẳng như bệnh tật hoặc chấn thương.

“Các tác giả có thể sử dụng DOSI này để đo thời gian phục hồi” – ông Kahn lưu ý: “Vấn đề là ở một thời điểm nào đó trong quá trình lão hóa, thời gian để phục hồi quá lớn khiến chúng ta mất đi khả năng phục hồi”.

Các nhà khoa học trong nghiên cứu trên đã đưa các dữ liệu như mức độ tập thể dục, hoạt động thể chất. Như dự đoán, những người trẻ tuổi thường năng động hơn nhiều so với người lớn tuổi hơn.

Tồn tại trên Trái đất đến độ tuổi 150 không nhất thiết họ luôn có sức khỏe tốt trong suốt thời gian này. “Điều đó có ý nghĩa xã hội rất lớn, lớn hơn cả tuổi thọ tối đa”, ông Campisi nói.

Khả năng phục hồi ở người già dường như là chìa khóa để kéo dài tuổi thọ và các nhà khoa học tin rằng nếu khả năng phục hồi có thể được củng cố, sức khỏe của một người có thể kéo dài thêm nhiều thập kỷ.

Những phát minh khoa học mang tính viễn tưởng như các bộ phận cơ thể bằng máy móc và các liệu pháp tế bào được lập trình lại có thể giúp con người sống thêm nhiều năm.

Theo Syfy

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến (Bình Phước) tham gia chương trình hướng nghiệp do Trường Đại học Gia Định tổ chức. Ảnh: M.Ngọc

Rút gọn phương thức tuyển sinh

GD&TĐ - Nhiều trường ĐH dự kiến rút gọn số lượng phương thức tuyển sinh, chú trọng đánh giá năng lực đầu vào trong mùa tuyển sinh 2025 sắp tới.