Con hư thì xử mẹ?

Từ nhỏ em đã chứng kiến cảnh bố mẹ xô xát nhau. Khi con nghịch, thay vì dạy con, bố quay sang đánh mẹ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bình thường bố không nói gì, đến lúc nhậu mới bắt đầu nói và đánh đập mẹ. Có lúc bố cầm dao đòi chém giết mẹ và đuổi ra khỏi nhà không cho ăn, không cho ngủ. 

Mẹ phải đi ngủ bờ ngủ bụi hoặc ngủ nhờ nhà người quen, nhưng nếu bố biết thì lại đến quậy nhà đó nên mẹ không dám ngủ nhờ nhà ai nữa. Có lúc bố đe dọa và làm hung dữ, mẹ phải báo công an thôn vào hòa giải nhưng chẳng được bao lâu thì chuyện đâu cũng vào đó.

Giờ tụi em đã lớn và tự lập hết nhưng bố thậm chí còn quá quắt hơn. Không có nguyên nhân gì đáng để bố đánh đập mẹ cả, toàn những chuyện nhỏ nhặt hoặc là khơi lại chuyện ngày xưa nghịch ngợm của các con. Bố ngày càng nhậu nhiều hơn, tần suất đánh đập mẹ cũng nhiều hơn, còn luôn giữ con dao nhỏ trong người. 

Em đã khuyên mẹ ly hôn nhưng mẹ nói tụi em còn chưa ổn định nên mẹ không muốn. Tụi em đều ở xa và không biết chuyện gì sẽ xảy ra với mẹ. Xin hãy cho em lời khuyên trong tình cảnh này. Em có thể thay mẹ viết đơn khiếu nại được không? Gửi đến những cơ quan nào? (Yến)

Trả lời:

Tính cách con người rất phức tạp. Đến nay các nhà tâm lý vẫn chưa giải mã được toàn bộ tính cách con người từ các góc độ. Trong mỗi người có những tiềm ẩn mà người ngoài nhìn vào thấy đầy vô lý, nhưng với bản thân người ấy có khi chính là nguyên nhân mà cũng là nạn nhân của tính cách đó.

Người ta có chia tính cách thành bệnh lý và tâm lý. Ở mức độ nào đó có thể là tâm lý như nóng nảy, trầm tư, hung hãn, sợ hãi, vui quá mức... Ở mức độ khác có thể là bệnh lý, nó gần với hiện tượng tâm thần như bất thường, trầm cảm, ảo tưởng, hưng phấn mất kiểm soát... 

Nghiện rượu, nghiện chất kích thích, ma túy là một loại bệnh nằm giữa tâm thần và tâm lý. Ở đấy, sự cai nghiện là rất khó, thậm chí phải bắt buộc cách ly chất kích thích, chịu sự kiểm soát và giám sát chặt chẽ của những người có trách nhiệm.

Trong thư bạn viết bố bạn “lúc bình thường, ai sai đúng bố bạn không nói gì hết, đến lúc nhậu rồi mới bắt đầu nói và đánh đập mẹ”. Điều này cho thấy bố bạn bị thay đổi tính cách khi có chất kích thích là rượu. 

Khi uống rượu đến mức nào đó, có người xuất hiện hiện tượng buồn ngủ, có người nói vui vẻ hơn, có người than phiền, có người khóc và có loại hung dữ, có loại bạo lực... 

Đây là những hiện tượng thuộc nhóm ba, không phải bệnh lý tâm thần, không phải tâm lý mà là do chất kích thích nên mất kiểm soát.

Khi mất kiểm soát, người ta lên cơn men hành động theo thói quen của mình, tùy vào thói quen trước đó họ thể hiện lại và mỗi ngày tần suất càng cao hơn. 

Khi say bố bạn “cầm dao đòi giết mẹ bạn và đuổi ra khỏi nhà không cho ăn, không cho ngủ" thể hiện người say rượu có tính gia trưởng, quyền hành nhưng cuộc đời thất bại nên quay ra càn quấy với vợ. Ông không đánh con mặc dù hai người em bạn quậy phá cho thấy ông còn có phần kiểm soát trong đối xử với con.

Cái bất hạnh của mẹ bạn là không biết cách ứng xử với người say rượu. Người say rượu rất thích mọi người kính trọng họ và có lời nói nhẹ nhàng. 

Nếu không được đối xử như vậy, cái tức tối sẽ được cài vào não ở tần số tự động hóa, nên cứ uống đến độ nhất định thì hình ảnh xấu của người can thiệp lúc họ say trước đây sống lại và họ càng cáu càng tức khi gặp mặt. 

Mẹ của bạn đã để lại trong não bố bạn ở tần số say rượu những điều làm ông uất ức nên cứ say đến độ đấy là xuất hiện “đe dọa và làm hung dữ”. Bây giờ sửa lại khó lắm vì nó ăn sâu vào vỏ não mất rồi.

Có lẽ bạn chưa hiểu nguyên nhân từ xưa, lúc cha mẹ bạn còn trẻ và những ngày đầu ông uống rượu. Bạn hỏi mẹ bạn xem những ngày bố mẹ bạn mới cưới có chuyện gì không. 

Đây cũng là sự tế nhị nên bạn cần khéo léo. Nếu hiểu được lý do bố bạn uống rượu lúc đầu và cách ứng xử của mẹ bạn thì mới có thể “điều trị tâm lý” cho bố bạn được.

Việc vợ chồng là của người trong cuộc, bạn khó mà viết đơn khiếu nại khi bạn là con, chỉ mẹ bạn mới có thể xử lý được vấn đề. Nếu có thể, thì bạn cũng chỉ gặp các tổ chức đoàn thể, công an thôn xã để nhờ giúp đỡ, nhưng cũng khó vì ở nước ta chưa có cơ quan công an thực thi chống bạo hành gia đình. 

Bạn nên tìm cách ổn định cuộc sống về việc làm rồi đón mẹ bạn lên ở với bạn để cho mẹ bạn xa hẳn bố bạn, từ đó hy vọng sự tức tối trong bố bạn qua đi, hoặc mẹ bạn phải kiên quyết ly hôn để tránh những nguy hiểm.

Chúc sự sáng suốt.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.