Có thể thay thế đĩa cứng bằng… vi khuẩn E.Coli

Có thể thay thế đĩa cứng bằng… vi khuẩn E.Coli

(GD&TĐ) - Nếu bạn cần lưu trữ khoảng 900.000 GB dữ liệu, bạn nghĩ rằng hệ thống lưu trữ của mình sẽ nặng bao nhiêu? 900,000GB tính ra vào khoảng 880 TB. Nếu bạn dùng ổ dung lượng 2TB hiệu Quadra của LaCie thì cần khoảng 440 ổ, nặng cỡ khoảng 1,25 tấn. Nhưng không cần nhiều đến thế, chỉ 1 gam là đủ.

Bạn không tin ư? Một nhóm gồm 11 sinh viên ở Đại học Trung Hoa (Hồng Kông) đã thử nghiệm một phương pháp nhằm lưu trữ dữ liệu vào các tế bào vi khuẩn hay còn gọi là lưu trữ sinh học. Vi khuẩn mà họ dùng chính là E. coli có trong ruột của con người và động vật máu nóng.

Nhóm sinh viên này phát triển một phương thức nén dữ liệu, sau đó chia nhỏ, và rồi đưa chúng vào các tế bào của vi khuẩn. Họ tách các ADN khỏi tế bào đó, sau đó giúp những ADN này có khả năng phản ánh lại những dữ liệu lưu trữ bằng các enzim và sau đó đưa chúng vào các tế bào mới.

Tất nhiên, nhóm nghiên cứu cũng đã vẽ ra sơ đồ của AND để có thể tìm được dữ liệu đã lưu trữ. Đặc biệt, họ đảm bảo cơ chế mã hóa dữ liệu để sự đột biến gien trong các tế bào không hủy hoại dữ liệu.

Văn bản, hình ảnh, âm nhạc và video đều có thể được lưu trữ trong tế bảo. Và một gam vi khuẩn có thể chứa 900.000 GB dữ liệu. Điều này có nghĩa là bạn có thể lưu trữ dữ liệu dài hạn chỉ với một chiếc hộp chứa vi khuẩn bảo quản trong tủ lạnh.

Nhưng tại sao chúng ta phải lưu dữ liệu ở vi khuẩn thay vì dùng các ổ cứng Flash tân tiến như hiện nay. Có vài lợi ích cần tính đến.

Thứ nhất, vi khuẩn sống ở mọi nơi và có khả năng sống sót ở mọi điều kiện, kể cả sau một vụ nổ bom hạt nhân.

Thứ hai, vi khuẩn có khả năng tái sinh bền vững và dữ liệu được lưu trữ trong AND của chúng. Do đó, chúng ta có thể lưu trữ trong hàng ngàn năm mà không hề phải lo lắng.

Cuối cùng, những vi khuẩn không thể bị hack. Các loại máy tính đều có thể bị xâm nhập, đánh cắp dữ liệu còn với vi khuẩn thì nó miễn nhiễm với những hiểm họa trên.

Ở thời điểm hiện tại, bước đột phát kể trên vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện, chúng ta vẫn cần tiếp tục sử dụng những hệ thống lưu trữ thông dụng hiện nay và cùng chờ đợi.

Linh Ngọc (Theo pcworld)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ