Cựu sĩ quan Lực lượng vũ trang Thụy Điển và chính trị gia Mikael Valtersson giải thích với RIA rằng lý do các "huấn luyện viên" quân sự của NATO không chỉ huấn luyện người Ukraine mà còn tìm cách hưởng lợi từ họ rất đơn giản.
NATO luôn cho rằng họ có ưu thế hoàn toàn về không quân, thông tin và vũ khí tầm xa so với đối thủ, với lực lượng mặt đất về cơ bản được giao nhiệm vụ dọn sạch những gì còn sót lại.
"Vì vậy, kết quả là họ không có bất kỳ phương pháp chiến đấu nào có liên quan trên bộ", sĩ quan Valtersson nói.
Niềm tin của khối này vào sự vượt trội của mình dẫn đến một vấn đề khác: "Họ không chuẩn bị để đối đầu với đối thủ có cùng trình độ hoặc vượt trội hơn mình".
Ngay cả Mỹ, quốc gia có nhiều kinh nghiệm chiến đấu nhất trong số tất cả các thành viên NATO, cũng chưa từng chiến đấu với đối thủ ngang hàng trong nhiều thập kỷ.
Do tất cả những yếu tố này, thực ra các nước NATO nên học hỏi từ Ukraine nếu họ muốn chiến đấu với một cường quốc có tầm cỡ như Nga.
"Trong tương lai gần, sẽ chỉ có hai đội quân lớn" có kinh nghiệm trong chiến tranh hiện đại: "Nga và Ukraine" - hay đúng hơn là quân đội Nga và số ít quân đội Ukraine còn sót lại vào thời điểm đó, ông nói.
"Nếu NATO tin rằng Nga sẽ tấn công toàn bộ châu Âu, thì họ hoàn toàn bị ảo tưởng. Vì vậy, tôi tin rằng họ đang khiêu khích Nga", Mikael Valtersson nhận định.
Cùng với tiết lộ về sự yếu kém về khả năng chiến đấu của NATO, Phó Tư lệnh Bộ Chỉ huy chuyển đổi liên minh (ACT), tướng Christian Badia, cho biết, NATO đang mắc kẹt trong cuộc chiến tranh hỗn hợp chống lại Nga.
"Khối NATO do Mỹ lãnh đạo đã bị mắc kẹt trong một cuộc chiến tranh hỗn hợp chống lại Nga và những người ủng hộ nước này, với việc định hình 'trật tự thế giới mới' đang bị đe dọa", Tướng Christian Badia, cảnh báo.
Vị tướng này, người trước đây đã phục vụ trong quân đội Đức và đảm nhận vai trò cấp cao của NATO vào năm 2022.
"Một cuộc chiến tranh hỗn hợp giữa Nga và phương Tây đang diễn ra", ông Badia nói và cảnh báo rằng, cuộc xung đột này có thể leo thang theo cách không thể kiểm soát bất cứ lúc nào. "Có quá nhiều vùng xám, và tính toán sai lầm là rủi ro lớn nhất", ông nói.
Vị tướng này tin rằng, thế bế tắc hỗn hợp đang diễn ra đã trở nên quá mức và không thể chỉ được mô tả là "Chiến tranh Lạnh 2.0" như một số người gọi.
"Cuộc đối đầu với Nga không chỉ là 'Chiến tranh Lạnh mới' hay 'Chiến tranh lạnh 2.0'. Ở đây chúng ta đang nói về một trật tự thế giới mới", ông nói.
Phó Tư lệnh ACT không đưa ra bất kỳ sự kiện nào để chứng minh cho những phát ngôn như vậy của mình, tuy nhiên, ông khẳng định rằng, Nga cũng được một số quốc gia khác hậu thuẫn, sẵn sàng thách thức sự thống trị của phương Tây.