Cơ hội việc làm nào dành cho sinh viên học ngành công nghệ sinh học

GD&TĐ - Công nghệ sinh học là một trong những ngành học “hot” nhất thuộc lĩnh vực Kỹ thuật – Công nghệ.

"Ngành Công nghệ sinh học sẽ học gì? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra sao? Sau khi ra trường sẽ làm gì?" là những câu hỏi mà tác giả được các bạn trẻ hỏi nhiều nhất khi tìm hiểu về ngành Công nghệ sinh học.

Đây là mối băn khoăn hoàn toàn dễ hiểu, vì để học tốt và thành công trong bất cứ ngành nghề nào, điều tiên quyết là bạn phải nắm rõ những kiến thức cơ bản về ngành học đó và cơ hội nghề nghiệp trong thị trường lao động đối với lĩnh vực đó ra sao.

Bài viết dưới đây là tổng hợp một số kiến thức dựa trên hiểu biết và nghiên cứu của tác giả về các vấn đề nêu trên, tác giả hy vọng bài viết sẽ giúp ích phần nào cho những bạn đã và đang có ý định theo đuổi ngành công nghệ sinh học.

Ngành công nghệ sinh học là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản, công nghệ sinh học là chuyên ngành nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với các quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩm và sản xuất quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học nhằm phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên. Một số sản phẩm của ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng trong đời sống có thể kể đến như: sản xuất dược phẩm, thực phẩm; điều chế và sản xuất các loại hóa chất công nghiệp, nông nghiệp; phát triển giống cây trồng, động vật; ứng dụng công nghệ di truyền, xét nghiệm trong y khoa; giải quyết các vấn đề môi trường tự nhiên như ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí;…

Đối với trình độ đại học, ngành Công nghệ sinh học thường được phân thành các chuyên ngành tùy theo mục đích ứng dụng, chẳng hạn như:

Công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp.

Công nghệ sinh học ứng dụng trong sản xuất chế biến thực phẩm.

Công nghệ sinh học ứng dụng trong bảo vệ môi trường…

Ngoài khối lượng kiến thức nền tảng về lĩnh vực sinh học, kỹ thuật và công nghệ, các chuyên ngành này còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật ứng dụng, công nghệ lên men vi sinh vật, công nghệ sản xuất sinh dược phẩm. Sinh viên có khả năng thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích số liệu; sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của công nghệ sinh học.

Ngày nay, sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp kéo theo sự gia tăng các vấn đề cấp thiết về môi trường, an toàn thực phẩm, nông nghiệp, công nghệp... cần được giải quyết.

Trước thực trạng này, nhiều trung tâm nghiên cứu đã đang và sẽ được thành lập để giải quyết các vấn đề trên, cùng những lợi thế đầy tiềm năng đến từ ngành công nghệ quan trọng này, ngành Công nghệ sinh học đã trở thành một trong những ngành nghề “trọng điểm” của thời đại công nghệ. Từ việc xây dựng, vận hành và bảo trì các thiết bị ứng dụng hiện đại cho đến nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ sinh học, điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm tại các nhà máy đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia giỏi về lĩnh vực công nghệ sinh học.

Sinh viên học lĩnh vực công nghệ sinh học ra trường làm gì?

Cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục đào tạo về lĩnh vực công nghệ sinh học là vô cùng đa dạng. Bạn có thể tham khảo một số những ngành nghề sau đây bao gồm:

Trở thành giảng viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo về ngành công nghệ sinh học

Sau khi tốt nghiệp công nghệ sinh học, những bạn trẻ có niềm đam mê với môi trường nghiên cứu hoặc môi trường sư phạm có thể trở thành giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, và Trung học Chuyên nghiệp.

Là giảng viên bạn sẽ có cơ hội được làm việc với những nhóm nghiên cứu mạnh trong trường, được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, bạn sẽ luôn được tiếp xúc với những ý tưởng mới từ các thế hệ sinh viên trẻ, từ đó khai thác được thêm nhiều kiến thức, phục vụ cho quá trình nghiên cứu và giảng dạy của mình.

Trở thành nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu

Một số đơn vị nghiên cứu uy tín ở lĩnh vực Công nghệ sinh học tại Việt Nam có thể kể đến như: Viện Công nghiệp Thực phẩm, Viện Sinh học Nông nghiệp, Viện Công nghệ sinh học và Viện Nghiên cứu hệ gen, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Di truyền nông nghiệp,…

Các cơ sở Nghiên cứu này luôn mở những đợt tuyển sinh chào đón những nghiên cứu viên có niềm yêu thích và đam mê với nghiên cứu sinh học công nghệ trong lĩnh vực của họ. Đây là môi trường làm việc mang tính hàn lâm rất cao nhưng cũng vô cùng thú vị.

Nhân viên thuộc bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm của các công ty

Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm đã và đang được đầu tư mạnh mẽ cả trong khối các doanh nghiệp Nhà nước và các công ty tư nhân. Việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới, phát triển các dòng sản phẩm mới đang được các công ty giao cho bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Theo đuổi ngành này, bạn cũng có thể trở thành kỹ sư công nghệ sinh học.

Mở cơ sở kinh doanh hóa chất và thiết bị vật tư công nghệ sinh học

Trong xu hướng phát triển công nghệ của những năm gần đây, các doanh nghiệp thường xuyên nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất và thiết bị khoa học công nghệ nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng. Vì vậy, họ rất cần những nhân viên bán hàng có sự am hiểu sâu sắc về công nghệ của thiết bị cung cấp và những chuyên gia kỹ thuật có khả năng đảm nhận tốt các dịch vụ chăm sóc kỹ thuật sau bán hàng.

Cơ hội việc làm đối với ngành công nghệ sinh học

Thế kỷ 21 được gọi tên là thế kỉ của ngành công nghệ sinh học, khi mà các quốc gia trên thế giới thi nhau đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn này.

Tại Việt Nam, ngành Công nghệ sinh học cũng nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay cho đến năm 2030, nhằm ứng dụng vào các lĩnh vực như y dược, nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường.

Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ sinh viên trong chăm sóc sức khỏe để chẩn đoán, phòng ngừa, điều trị các bệnh nguy hiểm, các chủng bệnh mới, ứng dụng công nghệ tế bào gốc; sản xuất vắc-xin, dược phẩm; tạo ra các sản phẩm sinh học phục vụ trong chế biến dược phẩm, thực phẩm phục vụ cho công nghiệp chăn nuôi,… tạo các giống cây trồng mới, vật nuôi, thuỷ hải sản có chất lượng tốt đem lại giá trị kinh tế cao mà vẫn đảm bảo giữ cho môi trường thiên nhiên được phát triển bền vững.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tìm hiểu cách tìm việc trên linkedin https://shopsviettel.com/ https://vinlock.com.vn/ vinlock Bộ đàm motorola Dịch vụ hosting giá rẻbảng báo giá in catalogue Mẫu CV được NTD ưa thíchTư vấn Máy in 3D giá rẻ Đẹp iphone 15 pro max lắp internet viettel tphcm khuyến mãi hấp dẫnThuê VPS GPU siêu rẻ