Cơ hội để người trẻ tập làm Đại biểu nhân dân

GD&TĐ - Hôm nay (24/3), tại Hà Nội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng đã chủ trì buổi tọa đàm tổng kết dự án "Quốc hội trẻ Việt Nam".
Cơ hội để người trẻ tập làm Đại biểu nhân dân
Cơ hội để người trẻ tập làm Đại biểu nhân dân ảnh 1Cơ hội để người trẻ tập làm Đại biểu nhân dân ảnh 2Cơ hội để người trẻ tập làm Đại biểu nhân dân ảnh 3Cơ hội để người trẻ tập làm Đại biểu nhân dân ảnh 4Cơ hội để người trẻ tập làm Đại biểu nhân dân ảnh 5

Được phê duyệt từ 27/2/2114 và kết thúc vào 31/3/2015, Dự án này là kết quả hợp tác giữa Văn phòng Quốc hội, Đại sứ quán Anh, Vụ Thông tin và Thư viện - Văn phòng Quốc hội.

Phát biểu tại buổi toạ đàm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng nhận định: Dự án đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra và các bạn sinh viên đã vào vai rất xuất sắc. Mong rằng, trong tương lai gần, phiên họp của "Quốc hội trẻ" sẽ không chỉ là một “vở kịch” mà những suy nghĩ, tranh luận, đề xuất của các bạn sẽ cùng hướng đến một mục đích có ý nghĩa lớn hơn việc “trình diễn”.

Trong báo cáo tổng kết Dự án, bà Phan Thị Toàn - Vụ trưởng Vụ thông tin Văn phòng Quốc hội nhận định: "Quốc hội trẻ Việt Nam" là sự phản ảnh, kiến nghị có giá trị, như một “kênh” thông tin cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo. 

Sự phản biện, cọ xát, lắng nghe và thuyết phục lẫn nhau một cách thật sự trên diễn đàn Quốc hội trẻ cũng là một cơ hội tốt để thế hệ trẻ nuôi dưỡng, duy trì khả năng, phẩm chất cần có đối với những công dân trong xã hội đang có nhiều biến động và hội nhập sâu".

Nguyễn Thị Ngọc Hào - sinh viên ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) - chia sẻ: Những “nghị sĩ trẻ” tham gia Dự án được chọn từ một số trường Đại học, đáp ứng một số yêu cầu cơ bản: có thành tích học tập tốt, gương mẫu, tham gia các hoạt động xã hội và đặc biệt có khả năng thuyết phục, có giọng nói tốt ...

Qua thời gian tham gia các hoạt động của dự án, điều mà các sinh viên nhận thức sâu sắc nhất đó là cần rèn luyện tốt kỹ năng lắng nghe - tố chất quan trọng của người đại biểu nhân dân.

Theo Nguyễn Thị Anh Thơ - Phó bí thư Đoàn trường ĐH Luật Hà Nội, tham gia Dự án "Quốc hội trẻ Việt Nam" là cơ hội tốt cho việc hình thành, rèn luyện các kỹ năng trình bày, phản biện, nâng ý thức về quyền của mình để tham gia cuộc sống một cách tích cực nhất.

Mỗi cá nhân tham gia Dự án đều đã hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa, vai trò của Quốc hội trong hệ thống chính trị, đồng thời mong muốn mô hình này được tuyên truyền sâu rộng hơn tới học sinh, sinh viên, mở rộng về phạm vi và lứa tuổi tiếp cận để những kết quả của Dự án đi vào cuộc sống, tạo cơ hội, niềm tin và khát vọng cho những người trẻ cống hiến trí lực cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Nhìn chung các ý kiến tham luận tại buổi tọa đàm đều mong rằng, từ kết quả thí điểm, những phiên họp sau sẽ là diễn đàn thật sự của những người trẻ góp phần xây dựng những nghị quyết, chính sách cho người trẻ nói riêng và cho đời sống xã hội nói chung.

GS.TS. Hoàng Chí Bảo chia sẻ câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ.

Học sinh hào hứng nghe kể chuyện về Bác Hồ

GD&TĐ - Ngày 20/12, Trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức chương trình ý nghĩa chào mừng 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam với chủ đề “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”.
Thí sinh đội Team Try trong phần thi tại Vòng chung kết gen Z -Thế hệ dẫn đầu.

Thế hệ GEN Z nói gì về bình thường hóa Covid-19?

GD&TĐ -Với chủ đề “Xã hội có nên bình thường hoá việc mắc Covid-19”, các học sinh đến từ các trường THPT trên cả nước đã cùng đưa ra lập luận sắc bén để bảo vệ quan điểm tại vòng chung kết cuộc thi Gen Z - Thế hệ dẫn đầu
Dự án nước tưới Humic của Xuân Ðức (áo sáng) đã đạt giải Nhì cuộc thi khởi nghiệp Trường Ðại học Bách khoa Hà Nội năm 2020. Ảnh: NVCC.

Nam sinh sáng chế nước tưới hữu cơ

GD&TĐ - Với mong muốn người dân đô thị có thể tự trồng rau sạch tại nhà, Lương Xuân Đức (Viện Kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đã sáng chế nước tưới hữu cơ Humic.