Có được hưởng phụ cấp dạy tiếng dân tộc?

 GD&TĐ - * Hỏi: Tôi được giao công tác chủ nhiệm tiểu học, dạy 19 tiết/tuần. Do thiếu tiết nên trường phân công dạy tiếng Khmer, với 4 tiết /tuần? Vậy xin hỏi tôi có được hưởng phụ cấp dạy tiếng dân tộc không? (thanhhuong***@gmail.com)

Một tiết học tiếng Khmer phổ thông nội trú Kiên Giang
Một tiết học tiếng Khmer phổ thông nội trú Kiên Giang

* Trả lời: Tại Điều 2 Nghị định số: 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ “Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT) và trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX)” có nêu: Nghị định này áp dụng cho người dạy tiếng DTTS và người DTTS học tiếng DTTS đã có chữ viết ở các cơ sở GDPT và trung tâm GDTX trong hệ thống GD quốc dân. Nhà nước tập trung đầu tư, ưu tiên việc dạy và học tiếng DTTS đối với các dân tộc ít người.

Theo Điều 9 Nghị định này quy định chế độ chính sách của giáo viên dạy tiếng DTTS như sau: Giáo viên dạy tiếng DTTS được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung; không áp dụng chế độ phụ cấp này đối với những người đã được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý GD đang công tác ở trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Người học được Nhà nước đảm bảo SGK, tài liệu tham khảo tiếng DTTS phù hợp với từng đối tượng. Người học là cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước theo quy định.

Hàng năm, cơ sở GDPT và trung tâm GDTX được giao nhiệm vụ dạy tiếng DTTS, được giao thêm biên chế giáo viên tương ứng với số tiết dạy tiếng DTTS theo quy định.

Căn cứ vào quy định nêu trên, trường hợp của bạn thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp dạy tiếng DTTS theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, bạn có thể hỏi thêm Phòng GD&ĐT để được giải đáp thỏa đáng. 

Mọi ý kiến thắc mắc về chế độ chính sách đối với nhà giáo, bạn đọc gửi về chuyên mục Hộp thư bạn đọc - Báo Giáo dục & Thời đại: 29B, Ngô Quyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Email: bandocgdtd@gmail.com.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.