Có bắt buộc nghỉ hưu trước tuổi?

GD&TĐ - Hỏi: Tôi là giáo viên của một trường cao đẳng công lập. Đến thời điểm hiện tại tôi đủ điều kiện hưởng lương hưu. Tuy nhiên tôi chưa có nhu cầu nghỉ hưu, vậy tôi có bị bắt buộc phải nghỉ hưu hay không?

Có bắt buộc nghỉ hưu trước tuổi?

Trong trường hợp tôi đã có nhu cầu nghỉ hưu thì nhà trường được quyền bắt buộc tôi tiếp tục làm việc cho đến khi đủ điều kiện nghỉ hưu hay không? – Hoàng Văn Hiếu (hoangvanhieu@gmail.com).

* Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 187 Bộ Luật Lao động, người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi).

Còn theo Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau: Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi; Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

Người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác;

Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ bốn mươi lăm tuổi đến đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Ngoài ra cũng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản liên quan, đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được giảm tối đa 10 tuổi; riêng đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không kể tuổi đời.

Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định trên mà vẫn muốn tiếp tục làm việc và người sử dụng lao động vẫn có nhu cầu thì người lao động tiếp tục làm việc và tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.

Trường hợp người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì thủ tục, hồ sơ giải quyết để người lao động hưởng lương hưu được quy định tại Điều 119, Điều 122 Luật BHXH.

Đối với viên chức thì việc ra quyết định nghỉ hưu phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.