Tình trạng hiếm gặp khiến người phụ nữ... khóc ra máu

GD&TĐ - Tình trạng này khiến người phụ nữ khóc ra máu nhưng chỉ trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Các bác sĩ mới đây đã thông báo về trường hợp kỳ lạ của một phụ nữ 25 tuổi mắc một chứng bệnh vô cùng hiếm gặp khiến cô bị khóc ra máu trong kỳ kinh nguyệt.

Theo đó, Haemolacria - tình trạng khiến người ta khóc ra máu cực kỳ hiếm gặp, nhưng các bác sĩ Ấn Độ đã ghi nhận trường hợp một người phụ nữ mắc chứng tương tự, nhưng thậm chí hiếm hơn được gọi là "kinh nguyệt thay thế".

Đúng như tên gọi, nó khiến người phụ nữ khóc ra máu, nhưng chỉ trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Người phụ nữ 25 tuổi không được tiết lộ tên vì lý do riêng tư đã đến phòng cấp cứu tại một bệnh viện ở Chandigarh phản ánh về việc khóc ra máu của mình.

Tất cả các xét nghiệm của cô ấy đều trở lại bình thường, và chỉ sau khi người phụ nữ tiết lộ rằng điều tương tự đã xảy ra vào cùng thời điểm một tháng trước đó thì các bác sĩ mới đưa ra kết nối tình trạng này với kinh nguyệt.

Người phụ nữ nói rằng máu chảy ra không khiến cô đau đớn hay khó chịu, các xét nghiệm nhãn khoa và X quang mở rộng cho thấy không có gì khác thường.

Cô ấy không có tiền sử chảy máu mắt hoặc bất kỳ loại vấn đề nhãn khoa nào, ngoài ra cô ấy cũng không bị chảy máu từ các vị trí khác.

Sau khi ngồi lại với bệnh nhân để tìm hiểu thêm về các triệu chứng của cô ấy, các bác sĩ được biết rằng cô ấy đã bị khóc ra máu cùng thời điểm một tháng trước đó. Cả hai lần, cô ấy đều có kinh và sau khi loại trừ tất cả các nguyên nhân có thể xảy ra khác.

Tình trạng cực kỳ hiếm gặp khiến phụ nữ khóc ra máu từ các cơ quan sinh dục ngoài, trong đó phổ biến nhất là mũi. Tuy nhiên, những trường hợp người bị bệnh bị khóc ra máu từ môi, mắt và thậm chí cả phổi hoặc dạ dày của họ, đã được ghi nhận.

Các tác giả của một nghiên cứu ghi lại trường hợp của người phụ nữ viết: “Estrogen và progesterone có thể làm tăng tính thẩm thấu của các mao mạch dẫn đến tăng huyết, tắc nghẽn và chảy máu thứ phát từ mô ngoài tử cung.

Sau khi được chẩn đoán, người phụ nữ đã được điều trị bằng thuốc tránh thai có chứa kết hợp estrogen và progesterone, và sau 3 tháng tái khám, cô cho biết hiện tượng khóc ra máu đã không còn nữa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.