Chuyên gia Trung Quốc nêu quan điểm về “zero Covid”, Đức lo làn sóng dịch thứ 4

GD&TĐ - Theo Worldometer, thế giới có hơn 248,2 triệu ca mắc Covid-19, gồm hơn 342 ngàn ca mới. Số ca tử vong vì đại dịch vượt 5 triệu ca, gồm hơn 6 ngàn ca mới. Tổng số ca hồi phục gần 225 triệu.

Người dân đeo khẩu trang ở Đức.
Người dân đeo khẩu trang ở Đức.

Tại Trung Quốc, một số chuyên gia cho biết nước này sẽ không sớm từ bỏ chính sách “zero Covid” và nó đã giúp nước này nhanh chóng dập tắt các đợt dịch bùng phát địa phương, trong khi virus vẫn tiếp tục lây lan ra bên ngoài biên giới.

Để ngăn chặn các đợt bùng phát địa phương lan rộng, Trung Quốc đã phát triển và liên tục cải tiến kho vũ khí chống Covid-19 của mình, bao gồm thử nghiệm hàng loạt, phong tỏa có mục tiêu và giới hạn đi lại, thậm chí ngay cả khi những biện pháp đó đôi khi làm gián đoạn nền kinh tế địa phương.

Chuyên gia về bệnh hô hấp Trung Nam Sơn của Trung Quốc là người giúp hình thành chiến lược Covid-19 tại đây vào đầu năm 2020. Ông nói với truyền thông nhà nước rằng: “Chính sách này (ở Trung Quốc) sẽ duy trì trong một thời gian dài. Nó dài bao lâu tùy thuộc vào tình hình kiểm soát virus trên thế giới”.

Ông cho biết, chính sách đưa số ca mắc Covid-19 về 0 thực sự rất tốn chi phí, nhưng để virus lây lan còn tốn hơn. Một số quốc gia đã nới lỏng các biện pháp hạn chế trong khi vẫn có các ổ dịch nhỏ, dẫn đến một loạt ca mắc mới buộc họ phải lui lại phong tỏa. Ông Trung Nam Sơn cảnh báo việc tiến lui trong chính sách như vậy sẽ tốn kém hơn và có tác động lớn hơn tới cộng đồng.

Trong một đợt bùng phát lớn vào tháng 7-8, Trung Quốc ghi nhận 1.200 ca mắc Covid-19 có triệu chứng ở địa phương. Trong đợt bùng phát mới nhất, chủ yếu ở miền Bắc, khoảng 538 ca mắc đã được báo cáo từ ngày 17/10 đến 1/11.

Mặc dù số ca mắc mới còn thấp nhưng sự lây lan theo địa lý đã khiến nhà chức trách đặt ra những hạn chế đối với lĩnh vực giải trí và du lịch của Trung Quốc. Nhiều thành phố có ca mắc phải đóng cửa các địa điểm văn hóa, giải trí trong nhà…

Ngược lại, một số quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đang bắt đầu mở cửa có chọn lọc đối với du khách quốc tế được tiêm chủng đầy đủ khi họ tìm cách đảm bảo một chỗ đứng bình thường hơn cho nền kinh tế và xã hội của mình.

Tại Đức, hôm qua, lần đầu tiên kể từ tháng 5, tỷ lệ mắc Covid-19 tăng lên hơn 150 gây ra lo ngại về một làn sóng dịch thứ 4 lan tràn khi đất nước vật lộn với sự thay đổi của chính sách.

Theo cơ quan y tế Robert Koch Institute (RKI), số ca mắc mới trên 100.000 người trong 7 ngày qua đạt tỷ lệ154,8 - tăng từ 110,1 của một tuần trước. Nước này ghi nhận 9.658 ca mắc và 23 ca tử vong mới trong 24 giờ qua.

Romania đã báo cáo số ca tử vong kỳ lục vì Covid-19 vào hôm qua với 591 ca trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng thấp và làn sóng nhiễm Covid-19 lấn át hệ thống chăm sóc y tế mong manh của nước này.

Chỉ 37% người trưởng thành ở quốc gia châu Âu có 19 triệu dân này được tiêm chủng đầy đủ, trong khi mức trung bình của EU là 75%. Trong 27 quốc gia EU, chỉ có Bulgaria có tỷ lệ dân số được tiêm chủng thấp hơn.

Kể từ khi đại dịch bắt đầu, Romania ghi nhận hơn 1,6 triệu ca mắc và 48.664 ca tử vong.

Theo CNA/Worldometer

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sắc xanh xe buýt điện VinBus không ngừng nỗ lực “phủ xanh” thành phố (Ảnh: VinBus)

80 tuần Vingroup 'phủ xanh' Việt Nam

GD&TĐ -Quỹ Vì tương lai xanh và các công ty thành viên thuộc hệ sinh thái Vingroup đã triển khai những hành động “phủ xanh” trên khắp dải đất hình chữ S.