Chuyên gia Trung Đông khuyên Mỹ nên rút quân khỏi Syria

GD&TĐ -Mỹ vẫn để lại khoảng 900 quân ở Syria, nơi dễ bị tấn công bởi các thế lực thù địch trong một cuộc xung đột không liên quan gì đến Mỹ.

Quân đội Mỹ được triển khai ở Syria hứng chịu các cuộc tấn công trong khi thực chất là xung đột SDF với các bộ lạc địa phương.
Quân đội Mỹ được triển khai ở Syria hứng chịu các cuộc tấn công trong khi thực chất là xung đột SDF với các bộ lạc địa phương.

National Inerest mới đây đã đăng tải bình luận của nhà phân tích chính sách đối ngoại của Đại học Mỹ Alexander Langlois cho rằng, Mỹ nên thực sự cân nhắc về việc rút quân khỏi Syria.

Cuộc giao tranh không liên quan đến Mỹ

Vào đầu tháng 8, đông bắc Syria đã chứng kiến sự gia tăng bạo lực lớn chưa từng thấy nổ ra giữa Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn và các bộ lạc Ả Rập địa phương.

Các cuộc tấn công tập trung vào nhiều thị trấn giống như 1 năm trước, trải dài hầu hết các thành phố ven sông của tỉnh Deir Ezzor từ Kobar đến Al Bagouz, cùng với các cuộc giao tranh xa về phía bắc đến tận Sur. Giao tranh dữ dội tập trung vào các thị trấn lớn ở trung tâm của tỉnh: al-Sabhah, al-Busayrah, al-Shuhail, Dhiban, al-Tayyanah, Abu Hardoub, Abu Hammam, al-Kishkiyah và Gharanij.

SDF đã phản ứng lại các cuộc tấn công bằng cách phong tỏa các khu vực an ninh do lực lượng này nắm giữ ở Hassakeh và Qamishli - nơi là trung tâm quyền lực của nhóm với dân số người Kurd đông đảo ở đó. Quyết định bao vây các khu vực này giống với các hành động tương tự của SDF trong quá khứ khi căng thẳng leo thang với chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và các nhóm vũ trang đồng minh.

Cuộc bao vây đó kết thúc vào hoặc khoảng ngày 13 tháng 8 sau khi Nga làm trung gian giữa các nhóm và thúc đẩy một thỏa thuận rộng hơn do Nga làm trung gian được công bố vào ngày 15 tháng 8, chấm dứt giao tranh ở Deir Ezzor.

Tuy nhiên, các thành phần bộ lạc do Sheikh Ibrahim al-Hafl liên kết với chế độ lãnh đạo đã vượt sông trở lại bờ đông của Euphrates, giao tranh dường như vẫn tiếp tục trong nhiều ngày.

Song song đó, các nhóm được Iran hậu thuẫn đã tấn công căn cứ của Mỹ tại mỏ khí Conoco vào thời điểm tuyên bố ngừng bắn. Washington đã đáp trả bằng các cuộc không kích, đồng thời tăng tần suất tấn công, với lý do liên quan đến cuộc chiến Israel-Hamas. Các nhóm liên kết với Iran tiếp tục gây sức ép với SDF và lực lượng Mỹ ở bờ phía tây cho đến ngày nay.

Chuyên gia Alexander Langlois cho rằng, chuỗi sự kiện này bắt nguồn từ lợi ích của chính phủ Iran và Syria trong việc gây bất ổn cho vùng đông bắc Syria với mục tiêu buộc quân đội Mỹ phải rút quân.

Những nỗ lực như vậy cấu thành mục tiêu lâu dài của cái gọi là Trục kháng chiến , xét đến tầm quan trọng của các khu vực biên giới Syria-Iraq đối với hoạt động buôn lậu vũ khí và nhân sự trải dài từ Iran đến Lebanon để hỗ trợ cho Hezbollah Lebanon và các chiến binh Palestine khác.

Rõ rằng, sự hiện diện của Mỹ ở đông bắc Syria, nơi là mũi nhọn của SDF được trang bị vũ khí tốt và có năng lực, làm phức tạp thêm động lực này. Điều này cũng giải thích lý do thực sự cho việc triển khai quân sự của Mỹ ở Đông bắc Syria.

Mỹ có nên ở lại Syria không?

Trên thực tế, các cuộc giao tranh diễn ra không chỉ bởi thúc đẩy của phe phái nước ngoài. Sự thất vọng của những bộ lạc địa phương đối với SDF chủ yếu là về kinh tế và chính trị.

Syria phải đối mặt với các điều kiện kinh tế khắc nghiệt và đau khổ lan rộng khi chiến tranh kéo dài nhiều năm. SDF và cánh hành chính của mình là Cơ quan quản lý tự trị dân chủ của Bắc và Đông Syria (DAANES) bị cáo buộc về các vụ bắt giữ và giam giữ tùy tiện, cưỡng bức tòng quân, hạn chế quyền tự do ngôn luận và hạn chế biểu tình công khai.

Giao tranh không giải quyết được bất kỳ mối quan ngại nào trong số này, cũng giống như những nỗ lực quốc tế nhằm hỗ trợ SDF/DAANES không cải thiện đáng kể năng lực quản lý hoặc tình hình kinh tế, chưa nói đến các mối quan ngại về quyền.

Do đó, các vấn đề cơ bản gây bất ổn ở đông bắc Syria sẽ tiếp tục trầm trọng hơn nếu không có sự thay đổi lớn hơn tại một khu vực rộng lớn như Syria. Những thay đổi đó dường như không sắp xảy ra, chưa nói đến thực tế trung hạn, cho thấy giao tranh gần đây sẽ tiếp tục lên xuống.

sy 1.png
Lợi ích thực sự của Mỹ khi duy trì ở đông bắc Syria là không rõ ràng.

Bối cảnh này đặt ra những rủi ro nghiêm trọng cho liên minh quốc tế chống lại tàn dư của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, phần lớn lực lượng là quân đội Mỹ trong các căn cứ nhỏ, dễ bị tấn công trên khắp đông bắc Syria.

Việc Mỹ ở Syria phải đối mặt với một cuộc tấn công dữ dội của lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn, đặc biệt gia tăng kể từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023.

Do đó, sự liên kết ngày càng tăng giữa các bộ lạc Ả Rập địa phương và Iran cùng lực lượng dân quân của nước này ở Deir Ezzor sẽ khiến Washington phải thực sự cân nhắc.

Trước hết, đây là cuộc xung đột không liên quan gì đến Mỹ.

Thứ hai, lợi ích của việc triển khai quân đội Mỹ ở Syria cụ thể là ngăn chặn hoạt động buôn lậu của Iran để hỗ trợ an ninh khu vực rộng lớn hơn. Nhưng thực tế là Mỹ đang hiện diện bất hợp pháp và lâu dài ở Syria.

Ông Alexander Langlois cho rằng, những đội quân này là bàn đạp cho các cuộc tấn công của Iran và gây ra nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn không vì lợi ích của Mỹ. Trên thực tế, việc Mỹ duy trì sự hiện diện ở đây cũng không thê cản trở đến hoạt động buôn bán vận chuyển vũ khí của các thế lực đối lập. Những gì đang diễn ra ở mặt trận ủng hộ Palestine mà Iran và các lực lượng ủy nhiệm của họ ủng hộ đã chứng minh điều đó.

Và điều cuối cùng, một cuộc rút quân của Mỹ khỏi Syria cũng không mang tính răn đe nào, đặc biệt là khi xét đến quyền tự do của Israel ở Syria và khả năng Mỹ có thể thu thập thông tin tình báo từ các quốc gia như Jordan.

Thay vào đó, Mỹ nên điều chỉnh các cam kết của mình và chuyển giao trách nhiệm an ninh cho các bên trong khu vực.

Với bối cảnh chính trị ở Syria sẽ không sớm thay đổi, việc Mỹ dùng nguồn lực của mình một cách chiến lược và an toàn hơn sẽ giúp đi một chặng đường dài hơn, hướng tới việc đạt được các mục tiêu của Mỹ một cách bền vững.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ