Chuyên gia quan ngại kênh đào Phù Nam Techo tác động đến sinh kế vùng ĐBSCL

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Các chuyên gia, nhà khoa học bày tỏ quan ngại về dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia sẽ ảnh hưởng nguồn nước và sinh kế của cư dân vùng ĐBSCL.

Gần 100 đại biểu tham gia cuộc họp tham vấn diễn ra tại TP Cần Thơ.
Gần 100 đại biểu tham gia cuộc họp tham vấn diễn ra tại TP Cần Thơ.

Ngày 23/4, tại TP Cần Thơ, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam phối hợp với Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế tổ chức cuộc họp tham vấn về Dự án kênh đào Phù Nam Techo (Dự án) của Campuchia.

Cuộc họp tham vấn thu hút gần 100 đại diện của các bộ, ngành, các địa phương thuộc ĐBSCL, các tổ chức quốc tế (Ủy hội sông Mê Công quốc tế, IUCN, WWF, WB...); các viện nghiên cứu, các nhà khoa học và các cơ quan thông tấn, báo chí.

PGS.TS Lê Anh Tuấn bày tỏ quan ngại vấn đề nguồn nước ĐBSCL khi kênh đào Phù Nam Techo hoạt động.

PGS.TS Lê Anh Tuấn bày tỏ quan ngại vấn đề nguồn nước ĐBSCL khi kênh đào Phù Nam Techo hoạt động.

Tại buổi tham vấn, Ban Thư ký Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho biết, sau khi Campuchia thông báo chính thức dự án từ tháng 8/2023, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến của các địa phương, nhà khoa học, tổ chức, về sự quan ngại khi Campuchia xây dựng kênh Phù Nam Techo.

Qua cuộc họp tham vấn của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam nhằm xin ý kiến về mối quan tâm của đại biểu đối với dự án kênh đào Phù Nam Techo. Các ý kiến này sẽ được Ủy ban sông Mê Công Việt Nam chuyển cho Ủy hội sông Mê Công quốc tế.

Tại buổi tham vấn, PGS.TS Lê Anh Tuấn, chuyên gia nghiên cứu đến từ Trường ĐH Cần Thơ, bày tỏ quan ngại vấn đề lượng nước phục vụ tưới tiêu vào mùa khô của ĐBSCL khi kênh đào này đi vào hoạt động.

Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, việc xây dựng kênh đào này nguy cơ làm cho mùa khô của ĐBSCL ở Việt Nam đã thiếu nước lại càng thêm trầm trọng hơn, ảnh hưởng sự đa dạng sinh học. Mùa nước lũ ĐBSCL cũng sẽ nhận phù sa ít hơn, hệ thống các công trình ngăn lũ khu Tứ giác Long Xuyên không còn ý nghĩa, chất lượng trồng lúa nước sẽ bị ảnh hưởng...

Hình sơ đồ dự án Kênh đào Phù Nam Techo.

Hình sơ đồ dự án Kênh đào Phù Nam Techo.

Bà Nguyễn Thị Thu Linh, Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế trong việc cứu độc lập tác động của Dự án; đồng thời, ghi nhận các ý kiến của các đại biểu tại cuộc họp tham vấn và sẽ chuyển tải các ý kiến đến Ủy hội sông Mê Công quốc tế và phía Campuchia.

Song song đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế, Campuchia và các quốc gia thành viên Ủy hội để thúc đẩy tiến độ thực hiện nghiên cứu về tác động của Dự án, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, giám sát tác động và tiếp tục tổ chức các hoạt động tham vấn tại quốc gia.

Theo đại diện Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công quốc tế, Ban này đã nhận được thông báo của Campuchia về dự án đường thủy nội địa kênh đào Phù Nam Techo vào tháng 8/2023.

Dự án với mục tiêu kết nối giao thông đường thủy nội địa và kết nối hàng hải bằng cách xây dựng một tuyến đường thủy dài 180km, mở rộng và đào sâu các kênh hiện có cũng như đào một số đoạn mới nối biển với sức tải tàu 1.000 DWT và 3 âu thuyền đường thủy để duy trì mực nước cho giao thông thủy.

Dự án dự kiến khởi công trong năm 2024 và hoàn thành vào năm 2027 với tổng lượng hàng hóa lưu thông qua tuyến đường thủy mới này là 7 triệu tấn/năm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.