Ông Farley nhắc lại lịch sử cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung hồi năm 1979, cho thấy quân đội Việt Nam không dễ gì bị bắt nạt.
Chiến đấu cơ Su-27
Quân đội Việt Nam nâng cấp các chiến đấu cơ, đáng chú ý nhất là chiến đấu cơ Su-27 Flanker.
Ngoài khả năng thực hiện những sứ mạng phòng thủ không đối không, chiến đấu cơ Su-27 được trang bị các tên lửa hành trình tầm xa có thể tấn công các mục tiêu trên biển hoặc ở đất liền.
Ông Farley cho rằng cả hai bên sẽ đều sử dụng Su-27 nếu chiến tranh xảy ra.
Kết hợp với hệ thống phòng không của Việt nam, Su-27 cùng những chiến đấu cơ thế hệ cũ hơn như Mig-21 không những sẽ bảo vệ vững chắc không phận Việt Nam mà còn phản công lại.
Ông Farley cho hay Quân đội Việt Nam có khoảng 40 chiếc Su-27 Flanker nhiều loại khác nhau, và đang đặt hàng mua thêm 20 chiếc nữa từ Nga.
Tàu ngầm Kilo
Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm điện - diesel Kilo (Dự án 636 Varshavyanka) vào năm 2009. Hợp đồng này, bao gồm cả việc huấn huyện cho đội vận hành tàu ngầm Việt Nam, có thể trị giá đến 2 tỉ USD, theo hãng tin RIA Novosti (Nga).
Việt Nam hiện sở hữu hai tàu ngầm Kilo 636 và Nga sẽ tiếp tục bàn giao 4 chiếc còn lại theo hợp đồng trong thời gian tới.
Tàu ngàm Kilo 636 của của Việt am có thể là mối đe dọa lớn đối với các tàu chiến và các cơ sở quân sự ven biển của đối phương, theo nhận định ông Farley.
Kanwa Defense Review nhận định rằng tàu Kilo của Việt Nam có kính tiềm vọng, hiện đại hơn tàu ngầm Kilo thế hệ cũ. Kính tiềm vọng, một trong những “con mắt” của tàu ngầm, là một ống kính quang học có thể kéo dài hoặc rút ngắn lại, đưa lên khỏi mặt nước để quan sát mục tiêu khi tàu ngầm ở cách mặt nước khoảng 8-10m.
Tàu ngầm Kilo 636 nổi tiếng nhờ khả năng hoạt động cực êm, khó bị phát hiện, được các chuyên gia quân sự phương Tây đặt cho biệt danh “Hố đen trong đại dương”.
Kanwa Defense Review nhận định rằng tàu ngầm Kilo của Việt Nam được trang bị lớp vật liệu chống dội âm (hay còn gọi là ngói chống dội âm) tốt hơn của các nước khác.
Lớp vật liệu dội âm được phủ trên vỏ tàu và cánh ngầm để hấp thu sóng âm sonar, làm giảm thiểu và méo đi những tín hiệu dội lại. Lớp vật liệu này cũng làm giảm đi những tiếng ồn gây ra bởi tàu ngầm, do đó làm giảm đi khoảng cách bị phát hiện bởi sonar thụ động.
Sonar thụ động cũng là “con mắt” của tàu ngầm khi đi ngầm thu âm thanh của chân vịt tàu đối phương, qua hệ thống phân tích và kinh nghiệm của thủy thủ sonar có thể biết được mục tiêu là chủng loại tàu nào, hướng đi, và tốc độ của tàu...
Bên cạnh đó, tàu ngầm Kilo 636 mà Nga đóng cho Việt Nam là tàu ngầm thuộc thế hệ thứ 3, có lượng giãn nước 3.100 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, lặn sâu đến 300 m, thủy thủ đoàn gồm 52 người.
Tàu Kilo 636 còn được trang bị sáu ống phóng ngư lôi 533 mm, ngư lôi, thủy lôi và tổ hợp tên lửa đa năng 3M-54 Klub (hay còn gọi là Kalibr 3M54), có thể thực hiện các sứ mạng chống tàu và chống tàu ngầm trong những vùng nước nông, theo RIA Novosti.
Trả lời phỏng vấn Thanh Niên Online, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc cho rằng: “Tất cả công nghệ, bao gồm cả hệ thống vũ khí của tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam hoàn toàn hiện đại hơn của Trung Quốc”.
Quân đội Việt Nam sẽ dần dần có một lực lượng tàu ngầm hùng mạnh hơn chỉ trong vòng vài năm tới, theo nhận định của ông Farley. Điều này khiến đối phương phải kiêng dè.
“Bất kỳ quốc gia nào định dùng sức mạnh hải quân để cưỡng bức Việt Nam cũng sẽ phải dè chừng đội tàu ngầm Kilo của Việt Nam. Với đội tàu ngầm lớp Kilo hiện đại, kẻ địch sẽ phải gánh chịu tổn thất nặng nề nếu tấn công Việt Nam”, ông Thayer nhận định.