Nhận định được chuyên gia quân sự Mỹ Peter Suchiu đưa ra khi nhận xét về tính hiệu quả của Ka-52 khi tấn công chính xác các đơn vị của Lực lượng Vũ trang Ukraine.
"Cá sấu Nga đã tự khẳng định mình là một siêu săn mồi. Để làm được điều đó, Ka-52 được thiết kế tối tân chuyên thực hiện các cuộc tấn công tấn công, trinh sát và bảo vệ các cơ sở quân sự quan trọng", chuyên gia Mỹ viết.
Khi tấn công, trực thăng có thể mang vài tấn tên lửa và đạn pháo, ngoài ra còn được trang bị pháo tự động 30 mm. Ông suchiu cũng cho biết thêm, một số phiên bản Ka-52 được trang bị camera hồng ngoại hướng về phía trước gắn ở mũi để xác định mục tiêu.
"Các phi công Nga đang điều chỉnh các kỹ năng săn mồi của họ và Ka-52 Alligator đã chứng minh là kẻ săn mồi thực sự đáng sợ trên chiến trường", chuyên gia Peter Suchiu nói.
Cùng với khả năng tấn công và trinh sát ấn tượng, vị chuyên gia Mỹ cũng chỉ ra nguyên nhân khiến Ka-52 rất ít khi bị tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) hỏi thăm trên chiến trường.
Một số Ka-52 của lực lượng Nga vừa đồng thời bị tấn công bởi 18 quả tên lửa MANPADS nhưng vẫn quay về căn cứ an toàn. Đây quả thật là một kỷ lục hết sức vi diệu.
Nhưng điều này xảy ra không hề nhờ vào phép màu nào. Bởi trên thực tế, các kỹ sư Nga đã trang bị cho dòng trực thăng này hệ thống Vitebsk-25.
Hệ thống này sử dụng laser để đối phó với tên lửa đất đối không (có tên lửa vác vai) và không đối không dẫn đường bằng hồng ngoại tăng cường.
Cùng với việc ngăn chặn hệ thống dẫn đường bằng hồng ngoại, Vitebsk-25 có khả năng phát hiện và gây nhiễu các loại radar kết hợp việc tạo ra tín hiệu giả làm mồi nhử để gây nhầm lẫn cho hệ thống radar đối phương.
Nhờ đó, Vitebsk-25 phát hiện, theo dõi và đưa ra các biện pháp đối phó nhanh chóng để loại bỏ các tên lửa đang hướng tới hệ thống.
Để hoạt động hiệu quả, Vitebsk-25 sử dụng kết hợp các cảm biến và máy thu gồm: máy thu tín hiệu cảnh báo radar, máy thu tín hiệu cảnh báo laser và cảm biến cảnh báo tiếp cận tên lửa, để phát hiện và định vị các mối đe dọa tiềm tàng, phát đi cảnh báo tới phi công và triển khai các biện pháp đối phó.
Phi công có thể thực hiện các biện pháp phòng thủ thụ động như phóng mồi bẫy kim loại và bẫy nhiệt, nhưng hệ thống Vitebsk-25 trên thực tế đã kích hoạt biện pháp phòng thủ tích cực khi trực tiếp can thiệp vào các hệ thống dẫn đường tầm nhiệt của tên lửa phòng không thông qua bức xạ hồng ngoại và gây nhiễu mạnh lên các đầu đạn dẫn đường radar.
Dưới những tác động gây nhiễu và tạo mồi bẫy điện tử của Vitebsk-25, các tên lửa phòng không sẽ tìm đến các mục tiêu giả do nó chỉ thị.
Đặc biệt, ưu điểm vượt trội của Vitebsk-25 còn ở khả năng hoạt động hoàn toàn tự động, cho phép trực thăng phản ứng nhanh chóng với các mối đe dọa trên chiến trường mà không cần thông tin đầu vào từ phi công.
Tính năng tự động và độc lập này giúp hệ thống vũ khí, khí tài hoạt động hiệu quả cao trong các tình huống tác chiến trên thực địa khi các quyết định mang tính sống còn cần được đưa ra chỉ trong thời gian rất ngắn.