Chuyên gia "hiến kế" phát triển chương trình và thiết kế đánh giá học sinh

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ngày 24/6, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Phát Triển Chương Trình và Thiết Kế Đánh Giá vì thế hệ học sinh sẵn sàng cho tương lai”. Tham dự có hơn 200 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục, giáo viên, nghiên cứu viên.

GS.TS Lê Anh Vinh phát biểu khai mạc Hội thảo.
GS.TS Lê Anh Vinh phát biểu khai mạc Hội thảo.

Sự kiện được Viện Khoa Học Giáo Dục Việt Nam phối hợp với Hội đồng Khảo thí và Nhà xuất bản Đại học Cambridge (Cambridge University Press and Assessment, Anh Quốc) đồng tổ chức, bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến .

Được chia ra làm 3 phiên với những nội dung thiết thực trong bối cảnh triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các diễn giả đã cung cấp cho người quan tâm nền tảng để có thể hiểu được những thách thức này và xác định những lợi ích của hội nhập quốc tế thông qua những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất trong kiểm tra đánh giá, xây dựng chương trình giảng dạy tích hợp và dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ (CLIL).

Phiên 1 với chủ đề “Phát triển chương trình và thiết kế đánh giá” được trình bày bởi ông Dan Bray, Giám đốc đánh giá, Hội đồng Khảo thí và Giáo dục Quốc tế Đại học Cambridge.

Ông BenSchmidt – Giám Đốc Hội Đồng Khảo Thí và Giáo Dục Quốc Tế Đại học Cambridge, Khu Vực Châu Á – Thái Bình Dương phát biểu tại Hội thảo.

Ông BenSchmidt – Giám Đốc Hội Đồng Khảo Thí và Giáo Dục Quốc Tế Đại học Cambridge, Khu Vực Châu Á – Thái Bình Dương phát biểu tại Hội thảo.

Phần thảo luận dưới sự điều hành của TS Ben Schmitdt, Giám đốc Hội đồng Khảo thí và Giáo dục Quốc tế Đại học Cambridge khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có sự tham gia của ông Lavaniya Ganeson, Giám đốc Trung tâm Đánh giá và Giám sát, Hội đồng Khảo thí và Nhà xuất bản Đại học Cambridge; bà Mai Hữu, trưởng Ban Quản lý Đề án ngoại ngữ quốc gia và ông Đỗ Đức Lân, Phó trưởng phòng Quản lý Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Phiên 2, TS Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT trình bày chủ đề “Xây dựng và triển khai chương trình tích hợp tại Việt Nam”.

GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam điều hành phiên thảo luận với sự góp mặt của ông Melvyn Lim, Giám đốc cấp cao Hội đồng Khảo thí và Giáo dục Quốc tế Đại học Cambridge các nước Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam; bà Uyên Phạm, trưởng bộ phận Khảo thí khu vực Đông Nam Á, Châu Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hội đồng Khảo thí Tiếng Anh Đại học Cambridge; ông Đào Văn Toàn, trưởng phòng Phát triển Chương trình, Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng Giáo dục phổ thông quốc gia; Ông Peter Dominic Mc Guigan, điều phối viên chương trình Cambridge, hệ thống trường Vinschool.

Các diễn giả thảo luận tại Hội thảo.

Các diễn giả thảo luận tại Hội thảo.

Ở phiên thứ 3, ông Dan Bray trình bày về chủ đề “Phát triển chuẩn đánh giá cho Chương trình của Cambridge. Tiếp đó, PGS Phạm Đức Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng Giáo dục phổ thông quốc gia trình bày về “Phát triển chuẩn đánh giá cho chương trình 2018 của Việt Nam”.

Kết thúc ba phiên thảo luận, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Hội đồng khảo thí và Nhà xuất bản Đại học Cambridge cùng ký kết biên bản ghi nhớ và thảo luận kế hoạch hành động năm 2022.

Trong thời đại công nghệ và tri thức toàn cầu, mạng lưới kết nối và nhận thức quốc tế ngày càng được coi là những tài sản quý giá. Với thị trường lao động hiện đòi hỏi sinh viên tốt nghiệp phải có ngoại ngữ và kĩ năng giao thoa văn hóa để có thể tương tác trong môi trường toàn cầu, các trường học và các cơ sở giáo dục đang ngày càng coi trọng việc hội nhập quốc tế, đi liền với nó là những yêu cầu thay đổi trong cách tư duy, mô hình giáo dục hay quy trình vận hành, quản lý.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.