Trường Đại học Kinh tế (ĐH Huế): Hội thảo khoa học quốc tế về phục hồi kinh tế

GD&TĐ - Ngày 27/5, Trường Đại học Kinh tế, ĐH Huế phối hợp với Trường ĐH Thương mại và Trường ĐH Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.

Trường Đại học Kinh tế (ĐH Huế): Hội thảo khoa học quốc tế về phục hồi kinh tế

Đến tham dự hội thảo có GS. Mark Richard Harrison, Trường Đại học Randolph, Hoa Kỳ; TS. Đỗ Thị Xuân Dung, Phó Giám đốc Đại học Huế; Bà Trần Thị Thùy Yên, Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Hội thảo với sự tham gia của nhiều chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý đến từ các trường đại học trong và ngoài nước.
Hội thảo với sự tham gia của nhiều chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý đến từ các trường đại học trong và ngoài nước.

Về phía Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế có PGS. TS Trần Văn Hòa, Hiệu trưởng; TS. Phan Khoa Cương, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS. Trương Tấn Quân, Phó Hiệu trưởng, cùng chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý đến từ các trường đại học trong và ngoài nước.

Theo PGS.TS. Trần Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế: Hội thảo là diễn đàn để các học giả, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu chia sẻ thông tin, thảo luận và công bố những kết quả của các nghiên cứu về ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam.

Trường Đại học Kinh tế (ĐH Huế): Hội thảo khoa học quốc tế về phục hồi kinh tế ảnh 2

Các vấn đề về đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế, quản trị kế toán trong doanh nghiệp, hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong bối cảnh đại dịch Covid-19…

Từ đó đưa ra những hàm ý chính sách mới, phương pháp mới, cách tiếp cận và công cụ để giúp Chính phủ có giải pháp đưa nền kinh tế vừa phát triển, vừa ổn định xã hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững.

Từ gần 200 bài viết gửi về từ các nhà khoa học, Ban tổ chức đã chọn ra 129 bài có chất lượng tốt nhất, tập trung vào các chủ đề chính như: Tác động của Covid-19 đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam; Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19; Ảnh hưởng của Covid-19 đến vấn đề lao động và việc làm tại các doanh nghiệp…

Được biết, các bài nghiên cứu đều mang hàm lượng khoa học và thể hiện tính đa dạng trong cách tiếp cận các nội dung về Phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

PGS.TS. Trần Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế tặng hoa cho các đơn vị tham dự.
PGS.TS. Trần Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế tặng hoa cho các đơn vị tham dự.

Theo PGS.TS. Trần Văn Hòa hội thảo “Phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19” chia làm hai phiên, phiên thứ nhất của Hội thảo bắt đầu với phần trình bày của GS. Mark Richard Harrison, Trường Đại học Randolph, Hoa Kỳ với tham luận “Introductory Remarks on Covid-19: Politics and Policy in the USA”.

Hồ Quốc Dũng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế  tham luận với “Analysis of the hotel market in Vietnam before and after the spread of Covid-19 by crawling data from Tripadvisor hotel reviews”.

Phần thứ hai các diễn giả đã thực hiện 4 phiên thảo luận song song với các chủ đề mà các tác giả, nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm.

Hội thảo khoa học quốc tế “Phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19” có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn - là một diễn đàn khoa, nhà quản lý, chuyên gia đầu ngành, các nhà nghiên cứu, giảng viên trong và ngoài nước.

Từ hội thảo “Phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19” đưa ra những hàm ý chính sách mới, phương pháp mới, cách tiếp cận và công cụ để giúp Chính phủ có giải pháp đưa nền kinh tế vừa phát triển, vừa ổn định xã hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.