Chuyên gia Đông y gợi ý các bài thuốc chữa bệnh từ hoa ban

Hoa ban không chỉ để làm cảnh đơn thuần. Là biểu tượng trong trẻo của núi rừng Tây Bắc, bạn còn có thể sử dụng chúng để làm thuốc chữa bệnh siêu hiệu quả.

Chuyên gia Đông y gợi ý các bài thuốc chữa bệnh từ hoa ban

Hoa ban “bừng sáng” cả tháng 3, vừa đẹp vừa giúp chữa bệnh quá tốt

Vào những ngày tháng 3 đậm sắc xuân với khí trời nồm ẩm, khi thì se lạnh xen chút mưa rây bột, nhiều người lại nao lòng muốn đi núi đi rừng để ngắm sắc hoa ban trăng trắng, hồng đậm hay tím biếc trải dài khắp cung đường này đến cung đường khác. Hoa ban được coi là biểu tượng của nhiều tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta.

Không chỉ ở miền núi, hiện nay loại hoa này cũng được trồng khá nhiều tại Hà Nội. Nhất là ở tuyến đường Võ Nguyên Giáp, 1.000 cây hoa ban được trồng chạy dọc 2 bên đường, không chỉ là cây xanh đem lại bóng mát và làm cảnh mà chúng còn làm thuốc chữa bệnh.

Hoa ban nở tím biếc tháng 3, chuyên gia Đông y gợi ý hãy tận dụng để làm thuốc chữa bệnh - Ảnh 1.

Không chỉ ở miền núi, hiện nay loại hoa này cũng được trồng khá nhiều tại Hà Nội.

Không chỉ là hoa ban mà nhiều bộ phận của cây hoa ban đều có thể được tận dụng để làm thuốc chữa bệnh như rễ, vỏ cây, lá và hoa…

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, hoa ban có vị nhạt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, kiện tỳ, táo thấp.

Vỏ thân hoa ban có vị chát, đắng nhẹ, tính bình, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp. Rễ hoa ban có vị hơi chát, mát có tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ được sử dụng để trị tiêu hóa kém, viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, trĩ đi ngoài ra máu…

Trong y học cổ truyền Ấn Độ, vỏ cây hoa ban được dùng làm thuốc chữa vết thương, bệnh ngoài da, lở loét. Chồi khô dùng để trị ỉa chảy, kiết lỵ, giun. Rễ dùng sắc nước chữa chướng bụng, đầy hơi và rắn cắn.

Hoa ban nở tím biếc tháng 3, chuyên gia Đông y gợi ý hãy tận dụng để làm thuốc chữa bệnh - Ảnh 2.

Không chỉ là hoa ban mà nhiều bộ phận của cây hoa ban đều có thể được tận dụng để làm thuốc chữa bệnh như rễ, vỏ cây, lá và hoa…

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, cây hoa ban có nhiều tác dụng dược lý như kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa, gây độc tế bào, hạ đường huyết, chống tăng lipid máu. Chiết xuất methanolic của lá hoa ban giúp giảm đáng kể lượng cholesterol, triglyceride, LDL, VLDL và làm tăng mức HDL trên động vật thực nghiệm.

Món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ cây hoa ban, nên tận dụng để chữa bệnh khi hoa đang vào mùa

Lương y Bùi Hồng Minh nhấn mạnh, không chỉ để làm cảnh, để làm thuốc, hoa ban còn được sử dụng để làm nhiều món ăn khác nhau. Những món ăn từ hoa ban đẫm hương vị Tây Bắc, là nỗi nhớ niềm thương của những người dân xa xứ.

Hoa ban nở tím biếc tháng 3, chuyên gia Đông y gợi ý hãy tận dụng để làm thuốc chữa bệnh - Ảnh 3.

Những món ăn từ hoa ban đẫm hương vị Tây Bắc, là nỗi nhớ niềm thương của những người dân xa xứ.

Có rất nhiều món ngon từ hoa ban như hoa ban xào, hoa ban nấu xôi, nộm hoa ban, hoa ban làm món nhồi cá, nhồi thịt gà nướng vô cùng hấp dẫn. Thậm chí rất nhiều món ăn từ hoa ban còn có công dụng làm đẹp da, thế nên câu thơ "hoa ban nở thành người con gái Thái" cũng là từ đó mà ra.

Tận dụng để làm món ăn, vị chuyên gia cũng lưu ý bạn có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh hữu ích như sau:

- Tiêu hóa không tốt, đầy hơi, phân nát, lỏng, trị lao hạch, mụn nhọt, sang lở, làm thuốc bổ để hồi phục cơ thể sau ốm dậy: Vỏ thân sắc uống và nấu nước rửa vết thương.

- Trị tiêu chảy: Vỏ thân phối hợp với búp ổi, vỏ tươi cây vối rừng, đồng lượng, giã nát, vắt lấy dịch, mỗi lần uống 2 thìa cà phê, ngày 4-5 lần, cách nhau 3- 4 giờ.

Hoa ban nở tím biếc tháng 3, chuyên gia Đông y gợi ý hãy tận dụng để làm thuốc chữa bệnh - Ảnh 4.

Tận dụng để làm món ăn, vị chuyên gia cũng lưu ý bạn có thể sử dụng hoa ban để làm thuốc chữa bệnh.

- Trị ho, viêm họng: Hoa ban (phơi khô) 15g sắc với 500ml nước đến khi còn lại 100ml, pha cùng 1 chút đường phèn. Chia làm 3 lần uống sáng, trưa, tối.

- Trị giun đũa: Nước ép vỏ tươi, mỗi ngày uống 4 thìa cà phê, ngày 1 lần, uống 4 ngày liền.

- Trị sốt: Lấy 50g hoa ban đun sôi với 500ml nước trong 4 phút, chia uống ít một trong ngày, uống liên tục trong 2-3 ngày.

- Làm đẹp da: Ăn nộm hoa ban. Sau khi hái hoa ban về, người ta hay chế biến hoa ban theo kiểu chế biến món nộm ở dưới xuôi. Chần hoa ban qua nước sôi, sau đó bóp hoa với một chút muối, thêm các gia vị khác vào là thành.

Hoa ban không khó ăn bởi nó có vị chua chua, hơi chát nhưng ăn nhiều lần, người ăn sẽ cảm thấy rất thích thú với mùi vị của hoa ban. Ăn đều đặn món ăn này sẽ giúp da dẻ mịn màng, hồng hào, luôn căng tràn sức sống.

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ