Chuyên gia chứng minh tiêu chuẩn kép của Mỹ khi ủng hộ Ukraine và Israel

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ngày 16/4, nhà khoa học chính trị Dmitry Perlin đã chỉ ra tiêu chuẩn kép của Mỹ trong việc hỗ trợ Ukraine và Israel.

(Ảnh: TASS)
(Ảnh: TASS)

Trước đó, điều phối viên truyền thông chiến lược tại Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, John Kirby, cho biết trong một cuộc họp ngắn rằng Mỹ sẽ không giúp Ukraine đánh chặn các mục tiêu trên không giống như cách họ đã giúp Israel trong cuộc tấn công của Iran, vì đây là những xung đột khác nhau.

Trong một cuộc phỏng vấn với Izvestia, nhà khoa học chính trị Dmitry Perlin cho biết, tuyên bố của ông Kirby là sự thể hiện cách tiếp cận cổ điển của Mỹ về tiêu chuẩn kép.

Trong đó họ có quan điểm rõ ràng đối với một số quốc gia được đặc quyền và không có quan điểm như vậy đối với các quốc gia khác, chẳng hạn Ukraine.

Theo ông Perlin, đối với Mỹ, Ukraine là một công cụ của chính sách đối ngoại. Đây là một công cụ chống lại Nga.

Mặt khác, Israel là đối tác chiến lược của Mỹ, một đối tác quan trọng trong chính sách đối ngoại, và do đó, tất nhiên, Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Israel trong mọi tình huống. Ukraine có thể bị lãng quên, bị mất, bị bỏ rơi bất cứ lúc nào, giống như Afghanistan.

Thực tế, theo chính sách tiêu chuẩn kép như vậy, Mỹ dành mọi thứ cho Israel nhưng sự quan tâm cho Ukraine chỉ là nửa vời.

Đồng thời, chuyên gia chỉ ra rằng sự khác biệt trong việc ủng hộ Ukraine và Israel cũng liên quan đến vấn đề an ninh Mỹ.

Theo chuyên gia, Israel là một lãnh thổ khá nhỏ, không phận của nước này khác biệt đáng kể so với Ukraine. Nếu máy bay Mỹ bay vào lãnh thổ Ukraine, chúng sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của các hệ thống phòng không Nga và có thể bị tiêu diệt ngay lập tức.

Điều đó không giống như Iran, cách Israel hàng trăm km, không hệ thống phòng không nào có thể phát huy tác dụng.

Theo nghĩa này, đây cũng là một vấn đề liên quan đến sự an toàn của lực lượng vũ trang Mỹ và máy bay của họ khi tham gia vào một cuộc đối đầu quân sự trên lãnh thổ Ukraine, người Mỹ sẽ rơi vào thế trực tiếp đối đầu với Nga - ông kết luận.

Tháng 11 năm ngoái, Bloomberg dẫn tài liệu của Lầu Năm Góc, đưa tin Mỹ tiếp tục tăng cường cung cấp viện trợ quân sự cho Israel, bất chấp lời kêu gọi chính thức tới lãnh đạo nước này để tránh thương vong cho dân thường ở Dải Gaza.

Israel đã nhận được 36.000 viên đạn 30 mm và khoảng 2.000 tên lửa Hellfire cho trực thăng AH-64E Apache, 1.800 súng phóng lựu M141 và ít nhất 3.500 thiết bị nhìn đêm.

Tình hình ở Trung Đông leo thang vào sáng ngày 7/10/2023, khi phong trào cực đoan Hamas của Palestine khiến lãnh thổ Israel bị bắn rocket ồ ạt từ Dải Gaza, cũng như xâm chiếm các khu vực biên giới ở phía nam đất nước và bắt con tin. Cùng ngày, Israel bắt đầu trả đũa các mục tiêu ở Dải Gaza.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.