Người Đức từ nay có thể thay đổi giới tính hàng năm

GD&TĐ - Một dự luật được Quốc hội Đức thông qua cho phép cha mẹ đăng ký cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên thành giới tính khác.

(Ảnh: Getty Images)
(Ảnh: Getty Images)

Công dân Đức có thể thay đổi giới tính của mình trên các văn bản pháp luật mà không cần phẫu thuật hoặc điều trị bằng hormone, theo một dự luật mới được Hạ viện thông qua.

Nó quy định rằng chỉ cần yêu cầu bằng miệng là đủ, loại bỏ nhu cầu đánh giá của chuyên gia, điều mà trước đây là bắt buộc. Luật có hiệu lực vào tháng 11.

Đạo luật về “quyền tự quyết” về giới tính trên được 374 nghị sĩ ủng hộ, chủ yếu đến từ liên minh cầm quyền, cùng với 251 nhà lập pháp khác phản đối và 11 người còn lại bỏ phiếu trắng.

Các quy định hiện hành có từ năm 1981, quy định rằng các cá nhân muốn thay đổi giới tính của mình trước tiên phải trải qua 2 lần đánh giá tâm lý. Quyết định cuối cùng thuộc về tòa án quận.

Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Olaf Scholz lập luận rằng các thủ tục hiện tại đang làm mất phẩm giá đối với những người chuyển giới vì họ phải chia sẻ những thông tin chi tiết riêng tư với các quan chức.

Theo luật mới, cha mẹ sẽ được phép đưa ra yêu cầu thay đổi giới tính của trẻ từ 5 tuổi nếu có sự đồng ý của trẻ có mặt. Trẻ vị thành niên trên 14 tuổi có thể tự mình thay đổi tên và giới tính miễn là có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.

Các cá nhân sẽ được phép thực hiện thay đổi mỗi năm một lần.

Người Đức cũng sẽ có quyền thay thế các từ “mẹ” và “cha” trong sổ đăng ký gia đình bằng thuật ngữ trung lập “cha mẹ”.

Theo luật mới thông qua, bất kỳ ai cố gắng tiết lộ danh tính giới tính trong quá khứ của một cá nhân đều có thể bị phạt tới 10.000 euro (10.630 USD).

Trước khi được thông qua, dự luật đã phải đối mặt với cuộc tranh luận sôi nổi tại Quốc hội hôm 12/4. Ủy viên chính phủ về các vấn đề LGBTQ +, Sven Lehmann, ca ngợi nó là lịch sử và chấm dứt “sự lạm dụng nhân quyền”.

Tuy nhiên, các đảng đối lập phần lớn không bị thuyết phục, trong đó Mareike Wulf, một nhà lập pháp từ Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU).

Ông mô tả đạo luật này là “vô trách nhiệm” và “có tính bùng nổ về mặt xã hội”. Ông cũng lập luận rằng tội phạm có thể sử dụng các quy định mới để che giấu danh tính của chúng.

Nghị sĩ Sahra Wagenknecht, cựu lãnh đạo đảng Cánh tả, cảnh báo việc nam giới giờ đây được phép tự nhận mình là nữ, “quyền bảo vệ phụ nữ và nơi trú ẩn bảo vệ phụ nữ đã trở thành quá khứ”.

Một đại diện của đảng cực hữu Sự thay thế cho nước Đức (AfD) cho biết dự luật này gây ra mối đe dọa cho giới trẻ, cho nó là “sự cường điệu hóa”.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.