Chuyển biến tích cực của giáo dục huyện miền núi vùng cao

GD&TĐ - Ngành Giáo dục huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) đã đẩy mạnh phong trào thi đua với nhiều hình thức, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Chuyển biến tích cực của giáo dục huyện miền núi vùng cao

Khắc phục trở ngại

Vượt lên những khó khăn về cơ sở vật chất, nhiều năm qua, trường Tiểu học Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng luôn nỗ lực nâng cao chất lượng trong giảng dạy và học tập, phát triển chất lượng giáo dục toàn diện; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị phòng học theo hướng kiên cố hóa; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.

anh-1-truong-tieu-hoc-quang-uyen-diem-sang-doi-moi-nang-cao-chat-luong-day-va-hoc-2105.jpg
Cơ sở vật chất trường Tiểu học Quảng Uyên được đầu tư xây dựng khang trang

Cô Ngọc Thị Thu, hiệu trưởng trường Tiểu học Quảng Uyên cho biết: Hiện trường có 34 cán bộ, giáo viên với 605 học sinh ở 21 lớp. Những năm qua, cô và trò Trường Tiểu học Quảng Uyên đặt ra mục tiêu phải nỗ lực phấn đấu đạt chuẩn quốc gia. Vì vậy, trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, nhất là về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn...

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư cơ bản đáp ứng được việc dạy học 2 buổi/ngày và các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Nhờ đó, chất lượng dạy và học nhà trường không ngừng được nâng lên. Học sinh hoàn thành xuất sắc và học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện trong 3 năm học gần đây đều đạt trên 47%; học sinh lên lớp đạt trên 99,6%; học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%.

Còn đối với trường Tiểu học thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hoà, đây là một trong những trường luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn kỹ năng tự học cho các em học sinh. Trong công tác giảng dạy với học sinh nói chung và nhất là với học sinh lớp 1, trường thường xuyên sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học, đặc biệt là phương tiện đồ dùng dạy học hiện đại, tích cực ứng dụng công nghệ thông trong quá trình giảng dạy nhằm kích thích tư duy và gây hứng thú học tập cho các em học sinh.

Các tổ chuyên môn có nhiều đổi mới trong sinh hoạt, tăng cường trao đổi, thảo luận các chủ đề, nội dung giảng dạy. Từ đó, rút kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Theo cô Lương Thị Thuý, hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: "Với những nỗ lực trên, chất lượng giáo dục của trường Tiểu học thị trấn Tà Lùng trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, ổn định về số lượng và chất lượng đào tạo.

Hằng năm, Trường huy động 100% trẻ trong độ tuổi đến trường, duy trì sĩ số ổn định, không có học sinh bỏ học. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 100%. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đạt mức độ 3. Học sinh được khen thưởng ở các cấp và học sinh lên lớp ngày càng cao".

Lấy học sinh làm trung tâm

Xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm đào tạo nguồn nhân lực, ngành Giáo dục Quảng Hòa đã nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất trường lớp học, trang thiết bị đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Năm học 2023 - 2024, toàn huyện có 68 cơ sở giáo dục, có 1.287 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và hơn 14.000 học sinh các cấp học…

Những năm qua, huyện đã nỗ lực duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục. Đến nay, huyện được công nhận chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Bên cạnh đó, ngành giáo dục huyện còn làm tốt việc tham mưu cho các cấp chính quyền huyện phát động sâu rộng phong trào thi đua dạy tốt, học tốt đến các trường học, tạo sự lan tỏa đến các giáo viên và học sinh.

Các nhà trường đã hưởng ứng và cụ thể hóa các phong trào lớn của ngành giáo dục như: "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”, “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”... Đã tác động tốt đến môi trường học tập, học sinh có ý thức phấn đấu vươn lên đạt được nhiều kết quả tốt.

qh-truong-tieu-hoc-hanh-phuc-dat-chuan-qg-2-5470.jpg
Trường Tiểu học Hạnh Phúc đón Bằng công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Bà Đàm Thị Chiến, trưởng phòng GD&ĐT huyện Quảng Hoà chia sẻ: “Trong năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục huyện tiếp tục đổi mới quản lý theo hướng phân cấp, phân quyền; tăng cường kỷ cương, kỷ luật, nâng cao chất lượng, hiệu quả công vụ; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách về giáo dục đào tạo; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục”.

Để hoàn thành mục tiêu đã đề ra, các thầy cô cần tích cực trong đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ trình độ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu mới.

Đồng thời, hưởng ứng tích cực cuộc vận động “Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục”; phát huy sáng kiến, kinh nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy theo hướng “Lấy học sinh làm trung tâm”.

Đến nay, toàn huyện Quảng Hoà có 26/63 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 41,2%. Chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng giáo dục mũi nhọn không ngừng được tăng lên, hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, giữ vững tỷ lệ 100% đỗ tốt nghiệp THCS.

Huyện duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học mức độ 2. Huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.