Chuyện bí thư Đoàn với ý tưởng khởi nghiệp làm nước tương

GD&TĐ - Miệt mài dò tìm, học hỏi kinh nghiệm công thức cổ truyền làm nước tương kết hợp với các yếu tố sản xuất cho ra sản lượng lớn, Đỗ Xuân Dũng (SN 1984), bí thư Đoàn xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã thành công trong bước đầu khởi nghiệp khi sản phẩm nước tương sản xuất không kịp cung ứng cho thị trường.

Chuyện bí thư Đoàn với ý tưởng khởi nghiệp làm nước tương

Đỗ Xuân Dũng sinh ra và lớn lên ở vùng quê có truyền thống văn hóa với trò diễn dân gian Xuân Phả đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Cùng với đó là sản phẩm truyền thống đã được các thế hệ cha, ông làm ra cách đây vài trăm năm có thương hiệu đó là nước “Tương Xuân Phả”. Đây là sản phẩm được làm hoàn toàn từ những nguyên liệu tự nhiên theo phương pháp truyền thống, gồm các nguyên liệu sẵn có tại địa phương là Đậu tương, Ngô, muối và nước.

Tuy nhiên, những năm gần đây, do nhiều lý do, người dân xã Xuân Trường không còn mặn mà với nghề làm nước tương. Không muốn sản phẩm truyền thống từ bao đời của cha, ông bị mai một, Dũng đã có ý tưởng và quyết tâm khôi phục, phát triển sản phẩm này.

Dũng chia sẻ: Hiện nay, nghề làm tương theo phương pháp truyền thống ở địa phương chỉ còn 4, 5 hộ dân nhưng chủ yếu là để phục vụ cho gia đình. Để học công thức làm nước tương, Dũng vừa phải đến từng nhà học hỏi kinh nghiệm vừa về nhà bắt tay vào thử nghiệm. Khi sản phẩm thành công, Dũng lại dò tìm thị trường tiêu thụ, khảo sát nhu cầu thị trường để bắt tay vào sản xuất sản phẩm với quy mô rộng hơn.

Sau những ngày tháng vất vả thử nghiệm và sản xuất sản phẩm, đến nay, sản phẩm nước tương của Dũng đã được nhiều người biết đến. Thành công trong việc khôi phục lại sản phẩm truyền thống của quê hương, Dũng dự kiến quy mô phát triển của cơ sở sản xuất tương là từng bước lên doanh nghiệp vừa sản xuất kinh doanh vừa tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân, với các dịch vụ đa dạng như: Cung cấp giống, nguyên vật liệu, đầu tư vốn, chuyển giao kinh nghiệm hướng dẫn cho nhân dân cùng làm…

Với tâm niệm mình là thủ lĩnh Đoàn, phải mạnh dạn tìm con đường khởi nghiệp, làm giàu chính từ mảnh đất quê hương, cũng đã thôi thúc Dũng nỗ lực theo đuổi thực hiện ý tưởng dù phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả.

Dũng tâm sự: Đây là sản phẩm từ nông nghiệp nên không tránh khỏi rủi ro về thiên tai dịch bệnh, mất mùa, không những thế sản phẩm chỉ có thể làm được vào mùa nóng thời tiết nắng nhiều nhiệt độ trên 30 độ, còn vào mùa lạnh thì không làm được.

Để khắc phục những rủi ro đó, Dũng đã nghiên cứu các phương án khắc phục bao gồm: Xây dựng hệ thống sản xuất nông nghiệp công nghệp cao áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng chặt chẽ và đầu tư bể chứa tương tích trữ với số lượng đủ để cung cấp ra thị trường vào mùa lạnh. Xây dựng hệ thống phòng nhiệt áp dụng khoa học kỹ thuật để thay ánh sáng mặt trời vào mùa không có nắng.

Dũng cũng đang từng bước có kế hoạch để phát triển toàn bộ vùng đất bãi của địa phương để trồng ngô và đậu làm nguyên liệu với sự tham gia của tất cả các hộ dân trong toàn xã có thể sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng. Phương thức tiến hành là từng bước tiến hành từ nhỏ đến lớn, từ 1 đến nhiều dịch vụ và có chiến lược phát triển qua từng năm, năm sau lớn hơn năm trước từ cơ sở kinh doanh cá thể đến thành lập doanh nghiệp, công ty TNHH.

Với lợi thế là sản phẩm được làm hoàn toàn từ nguyên liệu sạch, không sử dụng hóa chất bảo quản, giá thành tương đối rẻ nên thị trường mà sản phẩm hướng tới là các bữa cơm trong gia đình ở khu vực miền Bắc và miền Nam rất giàu tiềm năng mà chưa có đối thủ cạnh tranh.

Qua 2 năm từ con số 0, Dũng đã gây dựng được 2 cơ sở với sản lượng 12.000 lít/năm cung cấp ra thị trường, sản phẩm có 5 đại lý ở 4 thành phố trên cả nước. Tương lai sẽ tìm các bên đối tác tiềm năng là các siêu thị trong cả nước, và tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu. Mục tiêu sản lượng hàng tháng sản xuất ra thị trường 4.000 lít tương/tháng.

Bên cạnh lợi nhuận việc xây dựng thương hiệu là hết sức quan trọng, chất lượng sản phẩm và chăm sóc khách hàng là những yếu tố hàng đầu của cơ sở. Hàng tháng cơ sở nước tương của Dũng đều mang sản phẩm đi kiểm tra các tiêu chí về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiện nay, cơ sở của Dũng đã được Phòng Nông nghiệp huyện Thọ Xuân cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm ngày 22/8/2016, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa xác nhận sản phẩm Tương Xuân Phả phù hợp quy định an toàn thực phẩm vào ngày 26/9/2016. Bên cạnh đó, cơ sở nước tương của Dũng cũng đang hoàn thiện các hồ sơ thủ tục gửi đến Cục sở hữu trí tuệ để đăng ký thương hiệu và nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm.

Miệt mài dò tìm, học hỏi kinh nghiệm công thức cổ truyền làm nước tương kết hợp với các yếu tố sản xuất cho ra sản lượng lớn, Đỗ Xuân Dũng (SN 1984), bí thư Đoàn xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã thành công trong bước đầu khởi nghiệp khi sản phẩm nước tương sản xuất không kịp cung ứng cho thị trường.

Theo Tiền Phong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.