Chứng tụ máu chân ở bệnh nhân mắc Covid-19 kéo dài

GD&TĐ - Một nghiên cứu mới đã tập trung vào bệnh nhân mắc Covid-19 gặp biến chứng khi chân chuyển sang màu xanh sau 10 phút đứng.

Chân bệnh nhân bình thường trở lại sau khi ngồi.
Chân bệnh nhân bình thường trở lại sau khi ngồi.

Nghiên cứu cho thấy, cần phải nhận thức rõ hơn về triệu chứng này ở những người mắc Covid-19.

Nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí The Lancet, được thực hiện bởi TS Manoj Sivan - PGS lâm sàng và cố vấn danh dự về Y học phục hồi chức năng tại Trường Đại học Leeds (Anh), tập trung vào trường hợp của một người đàn ông 33 tuổi mắc chứng tụ máu tĩnh mạch ở chân.

Một phút sau khi đứng dậy, chân của bệnh nhân bắt đầu đỏ lên và ngày càng xanh theo thời gian.

Sau đó, các tĩnh mạch nổi rõ hơn. Sau 10 phút, màu xanh rõ hơn nhiều.

Bệnh nhân có cảm giác nặng nề, ngứa ngáy ở chân. Chân của bệnh nhân trở lại bình thường sau khi ngồi xuống 2 phút.

Bệnh nhân cho biết bắt đầu thấy da đổi màu kể từ khi nhiễm Covid-19. Anh được chẩn đoán mắc hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng (POTS).

Đây là tình trạng người bệnh có nhịp tim tăng bất thường khi đứng.

Tiến sĩ Sivan cho biết: “Đây là trường hợp nổi bật của bệnh tụ máu ở một bệnh nhân chưa từng gặp tình huống này trước khi nhiễm Covid-19. Những bệnh nhân gặp phải tình trạng này có thể không biết rằng, đó có thể là triệu chứng của Covid kéo dài. Tương tự, các bác sĩ lâm sàng có thể không nhận thức được mối liên hệ giữa chứng tụ máu và Covid kéo dài”.

Covid-19 kéo dài ảnh hưởng đến nhiều hệ thống trong cơ thể và có một loạt các triệu chứng. Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hằng ngày của bệnh nhân. Tình trạng này cũng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, chịu trách nhiệm điều chỉnh huyết áp và nhịp tim.

Nghiên cứu trước đây do nhóm của TS Sivan thực hiện đã chỉ ra rằng, cả chứng mất tự chủ và POTS thường phát triển ở những người mắc Covid kéo dài.

Chứng mất tự chủ cũng xuất hiện trong một số tình trạng kéo dài khác như đau cơ xơ hoá và viêm não tuỷ.

“Chúng ta cần nhận thức rõ hơn về chứng mất tự chủ trong điều kiện dài hạn. Đồng thời, đưa ra các phương pháp quản lý và đánh giá hiệu quả hơn, cũng như nghiên cứu sâu hơn về hội chứng này. Điều này sẽ cho phép cả bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng quản lý các tình trạng này tốt hơn”, TS Sivan cho biết.

Nghiên cứu này là công trình mới nhất của nhóm trong lĩnh vực y học tự chủ.

Các bước phát triển khác gồm xét nghiệm tại nhà cho những người có triệu chứng rối loạn chức năng tự chủ trong tình trạng như Covid kéo dài, hội chứng mệt mỏi mãn tính, đau cơ xơ hóa và bệnh tiểu đường 1, 2.

Theo MedicalXpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.