Chứng minh UAV lên ngôi nhưng xe tăng chưa lỗi thời

GD&TĐ - Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chứng minh sự sai lầm trong quan điểm cho rằng, xe tăng chiến đấu chủ lực đã lỗi thời trong chiến tranh hiện đại.

Chứng minh UAV lên ngôi nhưng xe tăng chưa lỗi thời

Xe tăng không lỗi thời trong chiến tranh hiện đại

Xung đột Nga-Ukraine không chỉ khẳng định sự lên ngôi của máy bay không người lái mà còn chứng kiến sự trở lại ngoạn mục của một phương tiện chiến đấu hạng nặng tưởng đã hết thời trong chiến tranh hiện đại, đó chính là những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT).

Sự biến mất của xe tăng đã được một số chuyên gia quân sự dự báo từ cách đây khá lâu.

Trong những năm 1990 và thời kỳ đỉnh cao của cái gọi là “cuộc cách mạng trong các vấn đề quân sự” do công nghệ thông tin dẫn đầu (Info-RMA, viết tắt của Information - Revolution in Military Affairs), những người ủng hộ xu hướng này đã xem thường vai trò của MBT.

Theo quan điểm này, tương lai của chiến tranh tập trung vào các lực lượng tấn công hạng nhẹ, cơ động cao, và “thông minh”. Như vậy, xe tăng quá chậm chạp và quá dễ bị tấn công. Info-RMA có ý định thay thế sự nặng nề đó bằng tốc độ và thay thế các lớp thiết giáp bằng việc trao đổi thông tin.

Những cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq đã sớm cho thấy lập luận như vậy là sai. Trong những môi trường bất ổn, thì việc che chắn bản thân trong nhiều lớp áo giáp nặng nề là cách thông minh để di chuyển và sở hữu những hệ thống phòng vệ nhiều lớp là cách duy nhất để sinh tồn.

Các quốc gia vốn đã dự trù loại bỏ hoặc cắt giảm các lực lượng xe tăng của họ sớm nhận ra bản thân họ phải mua thêm.

Trên thực tế, hiện nay dường như chúng ta đang ở trong “thời kỳ phục hưng của xe tăng”, với việc số lượng xuất khẩu các loại xe tăng M1A1 Abrams của Hoa Kỳ, Leopard 2 của Đức và K2 Black Panther của Hàn Quốc đang tăng vọt.

Một chiếc xe tăng Ukraine di chuyển gần thành phố Bakhmut, tỉnh Donetsk, vào ngày 21/10/2022
Một chiếc xe tăng Ukraine di chuyển gần thành phố Bakhmut, tỉnh Donetsk, vào ngày 21/10/2022

Tuy nhiên, minh chứng rõ nét hơn cho sự trỗi dậy của xe tăng chính là thực tiễn trong cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine, khi xe tăng trở chính là điểm tựa để hai bên giành lấy những chiến thắng.

Hiện nay, giới quân sự phương Tây đang dự đoán về việc Nga sẽ sớm mở một cuộc tấn công lớn vào mùa xuân ở miền nam và miền đông Ukraine. Người Nga có khả năng sẽ quay trở lại một chiến dịch quân sự cổ điển với các trận địa pháo hạng nặng, được trợ giúp bởi các cuộc tấn công bằng xe tăng quy mô lớn.

Trong bối cảnh đó, chính quyền Kiev đã và đang cầu viện phương Tây cung cấp các loại xe tăng hiện đại.

Sau một thời gian trì hoãn nhất định, NATO cam kết gửi tới Ukraine hàng trăm xe tăng thuộc các loại M1, Leopard 2, cũng như xe tăng Challenger của Anh và AMX-56 Leclerc.

Sự trỗi dậy của xe tăng trong xung đột Nga-Ukraine

Giới phân tích cho rằng, Kiev đang có những kế hoạch thành lập các lữ đoàn đột kích mới trang bị các phương tiện bọc thép phương Tây. Lữ đoàn sẽ bao gồm các tiểu đoàn cơ giới trang bị xe bọc thép M2 Bradley của Mỹ, xe bọc thép chở quân Stryker; tiểu đoàn xe tăng và tiểu đoàn pháo 155 mm.

Việc tái cơ cấu lực lượng và phương tiện theo hướng cơ động nhanh, hỏa lực mạnh theo kiểu phương Tây sẽ khiến Quân đội Nga phải đối đầu với “đội quân NATO” thực sự.

Theo các nhà phân tích, Lực lượng vũ trang Ukraine có kế hoạch thành lập 2 hoặc quả đấm xung kích và mở các đợt phản công bất ngờ vào đầu mùa hè. Sự xuất hiện của các lữ bộ binh cơ giới mới ở tiền tuyến Donbass thực sự là điều không thể xem nhẹ.

Cả Nga và Ukraine đều đang chuẩn bị cho một cuộc chiến xe tăng ở Donbass

Cả Nga và Ukraine đều đang chuẩn bị cho một cuộc chiến xe tăng ở Donbass

Số lượng này có thể không giúp Ukraine nhanh chóng lấy lại các vùng đất đã mất nhưng có thể giúp quân đội nước này bất ngờ đột phá đánh chiếm lại một vài cứ điểm quan trọng ở các vùng Nga đang kiểm soát ở phía nam, ví dụ như Kherson, Zaporizhzhia (Zaporozhye)… hoặc đột kích phá vỡ vòng vây của quân Nga tại một số thị trấn then chốt ở Donetsk hay tái chiếm lại một vài thành phố ở Lugansk.

Do đó, Nga đã nhanh chóng đưa sang Donbass những phương tiện chiến đấu có thể coi là khắc tinh của xe tăng Ukraine như xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M “Proryv” (nghĩa là “đột phá”) và phiên bản hiện đại hóa của máy bay trực thăng tấn công Ka-52 “Alligator” là Ka-52M.

Nga hiện có hàng ngàn xe tăng từ tương đối hiện đại đến rất hiện đại là T-72B3, T-80, T-90M và đặc biệt là siêu tăng thế hệ mới nhất là T-14 Armata. Moscow không thiếu những trang bị hạng nặng này để đối chọi với vài trăm xe tăng hiện đại mà phương Tây cam kết viện trợ cho Ukraine.

Nhưng điều đặc biệt đáng lưu ý là hồi tháng trước, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga, Đại tướng Valery Gerasimov đã được bổ nhiệm làm tư lệnh chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, với sự trợ giúp của các phó tư lệnh là chỉ huy các lực lượng hàng không vũ trụ và lục quân.

Việc Moscow bổ nhiệm vị Đại tướng dày dạn kinh nghiệm và cũng là một sĩ quan cấp cao nhất của lực lượng tăng-thiết giáp Nga đã phục vụ từ thời Liên Xô cũ cho đến nay là minh chứng rõ nét cho thấy Quân đội Nga coi trọng cuộc “Đại chiến xe tăng” sắp tới ở Ukraine như thế nào.

Giới phân tích cho rằng, làn sóng tiếp theo trong cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể tái hiện “cuộc chiến máy xay thịt”, với số lượng thương vong cao và hạ tầng bị phá hủy hàng loạt bởi những vũ khí có sức sát thương cao, gồm xe tăng hạng nặng, máy bay không người lái và vũ khí tấn công chính xác.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.