Chuẩn Hiệu trưởng: Khẳng định vai trò của người quản lý

GD&TĐ - Hiệu trưởng trường phổ thông là người đứng đầu nhà trường có vai trò quan trọng nhất trong quá trình thiết lập, định hướng, tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh, quản lý và thúc đẩy các hoạt động khác tạo sự thành công cho nhà trường.

Chuẩn Hiệu trưởng: Khẳng định vai trò của người quản lý

Dự thảo về Chuẩn Hiệu trưởng mà Bộ GD&ĐT mới ban hành nhằm hướng tới sự phát triển phẩm chất, năng lực quản trị trường học của hiệu trưởng trường phổ thông. Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Phó trưởng khoa Quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục đã trao đổi với Báo GD&TĐ xung quanh vấn đề này.

Người tiên phong trong phong trào đổi mới

Việc phát triển nhà trường trong thời kỳ mới đòi hỏi ở hiệu trưởng những yêu cầu về phẩm chất và năng lực hành động trên các lĩnh vực lãnh đạo, quản lý hoạt động dạy và học… Vậy bà có thể chia sẻ như thế nào về vấn đề này?

- Trong Dự thảo về Chuẩn Hiệu trưởng có đề cập tới các tiêu chuẩn về năng lực của Hiệu trưởng trường phổ thông. Trong đó tiêu chuẩn 1 nhấn mạnh: người hiệu trưởng phải vững vàng về chuyên môn; am hiểu nghiệp vụ sư phạm và kiến thức quản trị nhà trường; sử dụng được ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trường học. Trong đó về trình độ chuyên môn, đòi hỏi hiệu trưởng phải đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định.

Về nghiệp vụ sư phạm Hiệu trưởng cần có kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm, biết hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Về ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với hiệu trưởng công tác ở vùng dân tộc thiểu số) và tin học: Sử dụng được ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc thiểu số) và ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Phó trưởng khoa Quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Hạnh,
 Phó trưởng khoa Quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục  

Theo chúng tôi về năng lực sư phạm, các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không nhất thiết phải là một giáo viên dạy giỏi nhất nhưng họ phải là người có khả năng thực hành nghiệp vụ sư phạm phù hợp với chuyên môn của họ được đào tạo. Đặc biệt trong việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa sắp tới thì vấn đề này lại càng cần thiết. Vì trong quá trình thực hiện sự thay đổi này, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải là những người đi tiên phong.

Về trình độ ngoại ngữ, một người GV và hiệu trưởng thành thạo được các kỹ năng nghe, nói, đọc viết là quá tuyệt vời. Nhưng để mọi hiệu trưởng không phải là người dạy ngoại ngữ mà đạt tới ngưỡng này thì không phải là điều đơn giản. Tuy nhiên, họ cũng cần phải đạt ở mức độ đọc hiểu được các tài liệu chuyên môn bằng tiếng nước ngoài mà phổ thông là tiếng Anh. Điều này giúp họ có thể chủ động, cập nhật thông tin về khoa học giáo dục, khoa học quản lý để phục vụ cho công việc của mình.

Năng lực chuyên môn, khả năng ngoại ngữ

Ở các nước trong khu vực thì năng lực chuyên môn của các hiệu trưởng sẽ được nhìn nhận ra sao thưa bà?

Ban hành Chuẩn hiệu trưởng là cần thiết. Mục đích của việc ban hành Chuẩn Hiệu trưởng cũng khá rõ ràng. Điều quan trọng trước hết là các hiệu trưởng đương nhiệm dùng chuẩn để “soi mình”, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, thực hiện nhiệm vụ theo chuẩn. Với các giáo viên trong qui hoạch, dùng chuẩn để phấn đấu để có được các phẩm chất và năng lực đạt chuẩn, là cơ sở để được lựa chọn, bổ nhiệm đảm nhiệm vai trò quản lý nhà trường. Vì vậy, trong thông tư ban hành chuẩn Hiệu trưởng cần có một chương “Hướng dẫn sử dụng chuẩn” trong đó việc đánh giá Hiệu trưởng theo chuẩn với các qui trình đánh giá chỉ là một phần trong chương  này thì ý nghĩa của việc ban hành chuẩn hiệu trưởng sẽ thiết thực hơn.

- Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của hiệu trưởng tại các nước trong khu vực, cụ thể là ở Singapore luôn được đánh giá trên cơ sở thực tế. Bởi các hiệu trưởng sẽ không chỉ dừng lại ở việc nhìn nhận trong sự hiểu biết về lý thuyết đối với các phương pháp và các kỹ năng dạy học.

Mà bản thân họ phải là người nhuần nhuyễn các kỹ năng thực hành. Họ đều có thể đứng ra dạy minh họa về phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm trong một tiết dạy cụ thể để đồng nghiệp có thể quan sát, học hỏi. Đích thân các hiệu trưởng sẽ đứng lớp thị phạm về một phương pháp dạy học. Bởi họ làm được như vậy các giáo viên khác mới nể phục và thực hiện theo.

Soi chiếu vào dự thảo Chuẩn Hiệu trưởng, bà có nhận xét như thế nào về khả năng và vai trò của các hiệu trưởng đối với năng lực ngoại ngữ?

- Khi nói tới năng lực ngoại ngữ, tin học hay tiếng dân tộc cùng với những năng lực chuyên môn chúng ta cần có quy định cho những khoảng tuổi. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc đặt ra tiêu chuẩn này với hiệu trưởng là cần thiết, tuy nhiên khi áp dụng phải tường minh, mềm dẻo, có độ mở. Cụ thể là nên có sự phân loại các đối tượng được áp dụng ở những thời điểm khác nhau. Ví dụ với đội ngũ hiệu trưởng dưới 35 tuổi nên yêu cầu họ phải học tập, trau dồi năng lực để thành thạo về 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Còn đối với các hiệu trưởng có thâm niên công tác cao hơn, tuổi cao hơn, chỉ còn đủ tuổi cho một nhiệm kỳ thì cần có sự mềm dẻo khi áp dụng. Quan trọng là việc đánh giá chuẩn là phải dựa trên lĩnh vực thực hành, hiệu quả sử dụng chứ không chỉ đánh giá trên cơ sở hồ sơ, văn bằng chứng chỉ để hợp lý hóa hồ sơ.

Như vậy Chuẩn Hiệu trưởng sẽ khẳng định rõ ràng về vai trò của người đứng đầu nhà trường?

- Đúng vậy, Chuẩn đánh giá về người hiệu trưởng phải là định hướng cho người cán bộ quản lý hiểu rằng: Mình phải học tập, rèn luyện để sử dụng được các năng lực về ngoại ngữ, tin học hay các nghiệp vụ sư phạm… trở thành người đi tiên phong, làm gương cho các thành viên khác của nhà trường.

Nhìn ra thế giới, yêu cầu về hiệu trưởng phải là nhà lãnh đạo chuyên môn, lãnh đạo việc dạy học. Họ phải là người đi tiên phong, dẫn dắt được các giáo viên và học sinh của mình trong các hoạt động chuyên môn đó. Người hiệu trưởng muốn dẫn dắt được thì bản thân họ phải là người am hiểu và có năng lực về điều đó. Với vai trò lãnh đạo của mình, người hiệu trưởng phải thực hiện tốt vấn đề định hướng, dẫn dắt, lôi cuốn, tư vấn và hỗ trợ.

Trên thực tế tại Việt Nam cũng cho thấy, ở trường nào người hiệu trưởng, phó hiệu trưởng vững về chuyên môn mình được đào tạo cộng với năng lực nghiệp vụ sư phạm tốt, tận tâm thì uy tín của họ rất cao. Họ sẽ phát huy được vai trò của mình một cách tốt nhất, dẫn dắt được nhà trường phát triển. Đồng thời họ cũng có định hướng tốt trong vấn đề đào tạo bồi dưỡng giáo viên, tổ chức hoạt động dạy học ở trường mình.

Xin cảm ơn bà!

Theo dự thảo, Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông bao gồm 5 tiêu chuẩn: (1) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; (2) Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, tin học; (3) Năng lực quản trị nhà trường; (4) Năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ; (5) Năng lực phát triển quan hệ xã hội. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.

Arsenal tổn thất lớn

Arsenal tổn thất lớn

GD&TĐ - Bukayo Saka sẽ phải ngồi ngoài "nhiều tuần" vì chấn thương nghiêm trọng trong trận Arsenal thắng Crystal Palace 5-1 ở vòng 17 Ngoại hạng Anh.