Tại hội thảo Chuẩn hiệu trưởng và phát triển chương trình, tài liệu, tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, thầy Võ Văn Du - Trường Đại học Quy Nhơn đã có bài tham luận về xây dựng chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Thầy Võ Văn Du cho rằng, chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá phẩm chất, năng lực hiệu trưởng xây dựng dựa trên cả tiếp cận lý luận và thực tiễn mà ở đó cần nhấn mạnh sự phù hợp thực tế kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục của đất nước và theo vùng miền, địa phương.
Trước hết xác định rõ, cụ thể chủ thể quản lý nhà trưởng (hiệu trưởng) có chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn (đã có định hướng bằng văn bản Nhà nước).
Từ đây xác định những công việc, quan hệ mà chủ thể quản lý nhà trường phải thực hiện, chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí hiệu trưởng được thiết kế theo logic công việc, quan hệ này mới có thể khách quan hóa, lượng hóa.
"Nếu dựa vào định hướng theo Thông tư 29, dù chúng ta có cụ thể đến đâu cũng chỉ đưa ra những dấu hiệu cảm tính mà thôi, đo đó kết quả đánh giá hiệu trưởng tuy rất chặt chẽ nhưng tính chính xác, tin cậy, thúc đẩy rất thấp nếu không muốn nói đánh giá mang tính hình thức.
Chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá phẩm chất, năng lực hiệu trưởng xây dựng dựa trên cả tiếp cận lý luận và thực tiễn. Ảnh minh họa/internet |
Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị (minh chứng phân định các mức của mỗi tiêu chí, của tiêu chuẩn 1 phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp). Cụ thể:
Mức trung bình: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vỉ lợi ích dân tộc; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia hoạt động chính trị - xã hội theo quy định, thực hiện nghĩa vụ công dân.
Mức khá: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia hoạt động chính trị - xã hội theo quy định, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; có ý chí vượt khó khăn để vươn lên *.
Mức xuất sắc: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc; gương mẫu chấp hành và tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực trong các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện tốt nghiã vụ công dân; vượt khó khăn và động viên đồng nghiệp vượt qua trở ngại, khó khăn để vươn lên.
Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghỉệp
Mức trung bình: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, giữ được uy tín của nhà giáo; liêm chính, trung thực, có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng, không làm mất dân chủ trong nhà trường; khiêm tốn, tôn trọng người khác.
Mức khá: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, phát huy được uy tín của nhà giáo; liêm chính, trung thực và có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; ngăn ngừa, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trương; khiêm tốn, tôn trọng người khác.
Mức xuất sắc: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, nâng cao được uy tín của nhà giáo; liêm chính, trung thực, có trách nhiệm và tâm huyết với nghề nghiệp; tích cực ngăn ngừa, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng, phát huy dân chủ để phát triển nhà trường, khiêm tổn, tôn trọng người khác.