Chủ động bồi dưỡng giáo viên trong bối cảnh giãn cách xã hội

GD&TĐ - Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các địa phương bồi dưỡng CBQL, GV bằng hình thức trực tuyến. Sự chủ động này giúp đội ngũ nhà giáo đáp ứng kịp thời khi triển khai Chương trình mới vào năm học 2021-2022.

Cán bộ quản lý, giáo viên tham gia bồi dưỡng trực tuyến.
Cán bộ quản lý, giáo viên tham gia bồi dưỡng trực tuyến.

Duy trì bồi dưỡng khi giãn cách

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải giãn cách xã hội, việc bồi dưỡng giáo viên ít nhiều bị ảnh hưởng. Bằng sự chủ động, linh hoạt, việc bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên được triển khai qua hình thức trực tuyến.

Giáo viên sẽ tự học, tự bồi dưỡng các nội dung trên mạng thuộc Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ (Chương trình ETEP) và Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến (LMS).

Tại tỉnh Đồng Tháp, dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng công tác tập huấn giáo viên được triển khai đúng tiến độ thông qua hình thức trực tuyến. Trong đó, công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng SGK năm học 2021 - 2022 được chú trọng. Sở GD&ĐT phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam kịp thời tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên bằng hình thức trực tuyến.

Theo đó, tất cả cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học và giáo viên dạy các môn: Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục Thể chất dự kiến được phân công dạy lớp 1, 2 tham gia bồi dưỡng tại nhà qua các ứng dụng Zoom, K12, Microsoft Teams...

Tại các lớp bồi dưỡng, học viên được các tác giả, báo cáo viên của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam trao đổi, chia sẻ việc khai thác một cách có hiệu quả học liệu có trong SGK. Hỗ trợ giải đáp những băn khoăn của cán bộ quản lý, giáo viên trong bước đầu thực hiện giảng dạy SGK mới.

Khóa bồi dưỡng tại tỉnh Đồng Tháp là một trong những hoạt động nhằm giúp cán bộ quản lý, giáo viên đảm bảo kiến thức, kỹ năng để sẵn sàng triển khai dạy học SGK lớp 1, lớp 2 theo Chương trình GDPT 2018 trong năm học 2021 - 2022.

Sau lớp bồi dưỡng, Sở GD&ĐT Đồng Tháp yêu cầu các đơn vị tổ chức sinh hoạt chuyên môn, trao đổi, thảo luận, áp dụng nội dung bồi dưỡng vào thực tiễn. Ngoài nội dung được bồi dưỡng tại lớp, các học viên phải nỗ lực tự học tập, tìm tòi các tài liệu ở các kênh khác nhau mà Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, đặc biệt thực hiện thành công Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1, lớp 2.

Tại tỉnh Trà Vinh, công tác bồi dưỡng giáo viên được địa phương chủ động triển khai sớm. Đến nay, việc bồi dưỡng tiếp tục thông qua hình thức trực tuyến. “Trong thời gian giãn cách xã hội, giáo viên vẫn thuận lợi trong công tác bồi dưỡng thông qua trực tuyến. Giáo viên có thể tự bồi dưỡng tại nhà mà không ảnh hưởng đến việc phòng dịch và tiến độ bồi dưỡng được đảm bảo”, thầy Từ Minh Lập, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Sơn, huyện Trà Cú (Trà Vinh) cho biết.

Giáo viên tỉnh Đồng Tháp bồi dưỡng trực tuyến tại nhà.
Giáo viên tỉnh Đồng Tháp bồi dưỡng trực tuyến tại nhà.

Nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng

Theo chia sẻ của các giáo viên, khi tham gia tập huấn, thầy cô đều có cơ hội tiếp cận tài liệu bình đẳng như nhau trên hệ thống bồi dưỡng trực tuyến (LMS) với nguồn học liệu đa dạng, có video, inforgraphics... Giáo viên có thể học mọi lúc mọi nơi, trao đổi online với các giảng viên sư phạm và trao đổi với nhau, tránh tình trạng “tam sao thất bản” như bồi dưỡng trước đây.

Việc áp dụng CNTT cùng bồi dưỡng giáo viên là cần thiết, giúp giảm tải những áp lực, vất vả cho các giáo viên, tránh phải di chuyển nhiều. Đây chính là bước chuẩn bị tốt để cán bộ quản lý, giáo viên tiếp tục nghiên cứu, khai thác, sử dụng hiệu quả SGK mới trong năm học 2021 - 2022.

Tại tỉnh Vĩnh Long, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức bồi dưỡng giáo viên sử dụng SGK lớp 2 năm học 2021 - 2022. Cán bộ quản lý, giáo viên sẽ tham dự các khóa bồi dưỡng trực tuyến với báo cáo viên là tác giả các bộ sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam qua hệ thống K12Online của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội. Có 164 điểm cầu, mỗi trường tiểu học sẽ là một điểm cầu.

Dịch bệnh phức tạp, tỉnh Bạc Liêu đã thống nhất với các nhà xuất bản linh hoạt tổ chức tập huấn theo hình thức trực tuyến cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 2, lớp 6. Trong đó, lớp 2, thời gian bồi dưỡng từ ngày 14/6 - 13/7, tổ chức ở 143 điểm cầu thuộc địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, với 1.323 cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 2 tham dự. Lớp 6 bố trí tập huấn trực tuyến tại 42 điểm cầu trực thuộc 7 huyện, thị xã, thành phố với sự tham gia của 1.414 cán bộ quản lý, giáo viên.

Tuy nhiên, theo Sở GD-KH&CN Bạc Liêu, công tác bồi dưỡng cũng vấp phải khó khăn. Một số giáo viên chưa quen với hình thức tập huấn trực tuyến; giáo viên ít được tương tác với đồng nghiệp và báo cáo viên; một vài điểm cầu gặp sự cố mất điện nên phải di chuyển sang địa điểm khác.

Đặc biệt, một số ít giáo viên không tham gia các lớp tập huấn sử dụng sách do thuộc đối tượng F1, F2. Những giáo viên này sau thời gian cách ly đã được nhà trường cho xem lại các video ghi hình của các buổi tập huấn…

Ngành Giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.
Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.