Chống ô nhiễm với phát triển “tài chính xanh”

GD&TĐ - Theo thông báo của Ngân hàng trung ương Trung Quốc, nước này vừa tuyên bố 5 khu vực thí điểm phát triển “tài chính xanh” và hỗ trợ kinh phí cho cuộc chiến chống ô nhiễm dự kiến sẽ tốn ít nhất 3 nghìn tỉ nhân dân tệ (440 tỉ USD) mỗi năm.  

Chống ô nhiễm với phát triển “tài chính xanh”

5 khu vực thí điểm sẽ được thành lập tại các tỉnh Quảng Đông, Quý Châu, Giang Tây, Chiết Giang và khu vực phía tây Tân Cương. Các tổ chức tài chính sẽ được ưu tiên cung cấp tín dụng và quỹ đặc biệt cho các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường.

Các ngân hàng sẽ được khuyến khích tìm hiểu những cơ chế tài chính mới, bao gồm việc kinh doanh khí thải và giấy phép sử dụng nước. Các chương trình thử nghiệm cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển của bảo hiểm xanh.

Những khu vực thử nghiệm sẽ tập trung vào các khía cạnh khác nhau của tài chính xanh. Thành phố Quảng Châu của khu công nghiệp Quảng Đông được khuyến khích phát triển các cơ chế tín dụng nhằm hỗ trợ bảo tồn năng lượng và giảm khí thải. Vùng nông thôn Quý Châu sẽ tập trung vào cấp tài chính xử lý rác thải nông nghiệp. Tân Cương sẽ tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính nước ngoài…

Trung Quốc đang ở năm thứ 4 của “cuộc chiến chống ô nhiễm” với mục tiêu giảm bớt thiệt hại đối với không khí, nước, đất do hậu quả của tăng trưởng kinh tế liên tục trong hơn 3 thập kỷ. Tuy nhiên, các tỉnh đang phải cố gắng tìm nguồn tài chính để làm sạch và chuyển sang sử dụng năng lượng sạch hơn. Chính phủ cũng đang tìm cách phát triển cơ chế tài chính mới, bao gồm việc hợp tác với các đối tác tư nhân và phát hành trái phiếu xanh.

Ước tính, trong vòng 5 năm tới, Trung Quốc sẽ cần khoảng 3-4 nghìn tỉ tệ mỗi năm để đáp ứng các cam kết về môi trường và chính phủ chỉ dự định cung cấp 10-15% trong số đó.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quán ăn đông kín khách, nhân viên phải làm việc liên tục. Ảnh: Nhật Minh

Hàng quán mở xuyên Tết: Cơ hội thu nhập cao

GD&TĐ - Trước nhu cầu ăn uống, vui chơi, gặp mặt đầu năm của người dân tăng cao, hầu hết nhà hàng, quán cà phê mở xuyên kỳ nghỉ đều đối mặt nguy cơ rơi vào trạng thái quá tải