Chọn vất vả để công bằng, minh bạch

Chọn vất vả để công bằng, minh bạch

Các địa phương căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh có phương án phù hợp, bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn tuyệt đối không chỉ về chuyên môn mà còn cả về sức khỏe cho thí sinh, giáo viên và các lực lượng tham gia...

Trước khi "chốt" phương án này có nhiều ý kiến cho rằng, với tỷ lệ tốt nghiệp như hiện nay, không nhất thiết phải tổ chức một kỳ thi trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có những diễn biến hết sức phức tạp. Rằng không nên "đánh cược" sức khỏe của khoảng gần 1 triệu thí sinh, thậm chí với cả cộng đồng vì đây là hoạt động tập trung đông người, rất khó kiểm soát... Và rồi sau khi cân nhắc kỹ càng, tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7 diễn ra vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu việc tổ chức kỳ thi phải chu đáo, khoa học, không để xảy ra sơ suất. Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định Kỳ thi tốt nghiệp THPT...

Những nghi ngại khi tổ chức Kỳ thi THPT trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay là hoàn toàn chính đáng và có cơ sở. Thế nhưng, vượt qua những nghi ngại đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, đến nay cơ bản công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã sẵn sàng, từ ban hành quy chế, giao đề thi đến các địa phương, tổ chức in sao; tổ chức tập huấn, giám sát, coi thi. Các địa phương cũng đã thành lập các ban chỉ đạo và hội đồng thi. Đối với những dư luận xã hội nhiều chiều, Bộ đã tham vấn ý kiến của các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia có kinh nghiệm và đề xuất với Chính phủ một số phương án theo hướng chọn phương án ít "mặt trái" nhất... Chủ tịch các tỉnh, thành phố phải cam kết bảo đảm an toàn dịch bệnh thì mới tổ chức thi, nếu không sẽ bố trí thi đợt sau.

Rõ ràng, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì sức khỏe của học sinh, phụ huynh, cán bộ, giáo viên, nhân viên… tham gia làm thi, rộng hơn là sức khỏe của cộng đồng cũng phải đặt lên trên hết. Tuy nhiên, không vì không đủ thông tin hoặc vì một số khó khăn mà có những quyết định không được cân nhắc kỹ. Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, nếu lùi kỳ thi sẽ chưa biết đến thời điểm nào. Trong khi đó nhiều địa phương đã thể hiện quyết tâm cao tổ chức kỳ thi. Còn theo khảo sát của Bộ, phần lớn học sinh đều bày tỏ nguyện vọng thi đúng thời điểm vì đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, trừ trường hợp bất khả kháng thì mới thi sau - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Đến nay, mọi điều kiện đã được chuẩn bị chu đáo, kỹ càng. Phía trước là kỳ thi mang tính bước ngoặt trong cuộc đời của các em. Như khẳng định của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thì Bộ cố gắng chọn vất vả để làm sao kỳ thi được an toàn, bảo đảm chất lượng không chỉ tốt nghiệp phổ thông mà còn phân loại cho đại học, đồng thời công bằng, minh bạch.

Với sự chuẩn bị, cân nhắc kỹ càng như vậy, tin rằng dù có nhiều khó khăn, bất lợi nhưng kỳ thi sẽ thành công.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.