Đánh giá chương trình thí điểm phát triển trường nghề chất lượng cao
Hội thảo tập trung đánh giá các thành quả đã đạt được và các giải pháp hạn chế khó khăn, tồn tại trong việc đào tạo thí điểm.
Với sự đầu tư đồng bộ của dự án, từ việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại đến chương trình học đổi mới được chuyển giao từ Pháp và hiệu chỉnh phù hợp với thực tế của các trường, hoạt động đào tạo thí điểm được các bên đánh giá cơ bản thành công, đáp ứng yêu cầu của các trường.
Nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả chính sách Bảo hiểm xã hội
Bộ LĐ-TB&XH vừa có buổi làm việc với Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH Việt Nam) nhằm nắm bắt tình hình tổ chức, hoạt động và những vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ kịp thời, tiến tới đổi mới, sắp xếp, tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH sẽ chủ trì, thành lập Ban soạn thảo, Tổ Biên tập để BHXH Việt Nam cử cán bộ trực tiếp tham gia, phối hợp soạn thảo, xây dựng dự thảo Nghị định số 01/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, đồng thời chú trọng công tác thực hiện nhiệm vụ, giải pháp về nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả tổ chức chính sách BHXH, BHTN tại Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Đức tạo điều kiện tốt nhất cho thanh niên Việt Nam học nghề
Trao đổi tại cuộc hội đàm với Bộ LĐ,TB&XH, Thủ hiến bang Thuringen (Đức) Bodo Ramelow cho biết: Học viên Việt Nam đào tạo tại Đức sẽ được tạo mọi điều kiện tốt nhất để sinh sống và học tập. Khi có trong tay trình độ, chuyên môn, họ chính là những người sẽ cùng xây đắp tình hữu nghị giữa hai bên.
Bang Thuringen có thế mạnh về các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động hiệu quả, năng động, có vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp của Đức. Đặc biệt, tỉ lệ lao động ở bang có việc làm rất cao. Bang có hệ thống đào tạo nghề song hành với thực hành tại các cơ sở sản xuất, do đó mong muốn được tăng cường hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên Việt Nam.
Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Việt Nam đã nhập của Đức 34 bộ giáo trình cho 22 nghề trọng điểm và sẽ được triển khai tại 40 trường nghề theo mô hình đào tạo kép.