Chốn hậu cung khốc liệt trong Tử Cấm Thành được phân cấp thế nào?

Đối với các đế chế Trung Hoa, một trong những nhiệm vụ quan trọng Hoàng đế cần làm là đảm bảo sự tiếp nối của triều đại. Vì mục đích này, các hoàng đế Trung Hoa luôn có một hậu cung khổng lồ vô số giai nhân với mong muốn nam nhân kế vị.

Cuộc sống chốn thâm cung. Ảnh: Pinterest.
Cuộc sống chốn thâm cung. Ảnh: Pinterest.

Hậu cung có hệ thống cấp bậc liên tục thay đổi trong hàng trăm năm. Tuy nhiên, nhìn chung có ba thứ bậc tiêu biểu - hoàng hậu, các phi tần và thê thiếp. Ngoài ra, những thái giám phục vụ những nữ nhân hoàng tộc này cũng có thể được coi là một phần của hậu cung.

Thứ bậc trong hậu cung

Đứng đầu hậu cung là Hoàng hậu, người “vợ chính thức” của Hoàng đế. Hoàng hậu là hình tượng tôn kính và kính trọng nhất đối với phụ nữ Trung Quốc. Trong hậu cung, chỉ Hoàng đế và Thái hậu có quyền cao hơn, những người còn lại phải tuân lệnh của Hoàng hậu.

Ngoài Hoàng hậu còn có những người đàn bà đã sống lâu hơn chồng mình, những Thái thượng hoàng, nổi tiếng bao gồm Võ Tắc Thiên của nhà Đường (sau này trở thành nữ vương đầu tiên của Trung Hoa) và Từ Hi của nhà Thanh.

Chốn hậu cung khốc liệt trong Tử Cấm Thành được phân cấp thế nào? - Ảnh 2

Võ Tắc Thiên, Hoàng hậu nhà Đường. Ảnh: Ancient Origins.

Các phi tần trong hậu cung Trung Nguyên

Số lượng và thứ bậc của các phi tần cũng khác nhau theo từng triều đại cầm quyền. Dưới triều nhà Thanh, một hậu cung hoàng gia sẽ có 1 Hoàng hậu, 2 Quý phi và 4 Tiểu chủ. Những phi tần đều là thê thiếp của Hoàng đế và những con số này khác nhau tùy theo từng đời vua.

Theo lễ nghi nhà Chu, một vị hoàng đế có thể có tới 9 thê thiếp bậc cao, 27 thê thiếp bậc trung và 81 vị trí thấp hơn. Tuy nhiên, dưới triều nhà Hán (206 TCN - 220 sau CN), số lượng phi tần của hoàng đế không giới hạn. Dưới triều Hán Hoàn Đế và Hán Linh Đế, đã có hơn 20.000 phụ nữ sống trong Tử Cấm Thành.

Chốn hậu cung khốc liệt trong Tử Cấm Thành được phân cấp thế nào? - Ảnh 3

Chân dung một phi tần Trung Hoa xưa. Ảnh: Ancient Origins.

Tuyển chọn phi tần

Chốn hậu cung khốc liệt trong Tử Cấm Thành được phân cấp thế nào? - Ảnh 4

Phi tần trong hậu cung Trung Hoa. Ảnh: Ancient Origins

Nhà Minh (1368-1644) có một hệ thống chính thức cho việc tuyển chọn phi tần nhập hậu cung. Cứ 3 năm sẽ diễn ra kỳ tuyển chọn trong Tử Cấm Thành, độ tuổi dao động từ 14-16 tuổi và được lựa chọn dựa trên hoàn cảnh, đức hạnh, ứng xử, tính cách, vẻ ngoài và cơ thể.

Thái giám – Những người đàn ông duy nhất được phép ở trong Hậu cung

Để đảm bảo bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra trong hậu cung đều là con của hoàng đế, nam giới không được phép hầu hạ trong hậu cung. Trường hợp ngoại lệ duy nhất là những tên hoạn quan.

Không chỉ là những người hầu việc, những thái giám này luôn khao khát quyền lực và tiền tài, lợi dụng ảnh hưởng từ hậu cung để tham gia chính sự.

Dưới thời nhà Minh (1368-1644), đã có hơn 100.000 thái giám phục vụ cho hoàng đế và hậu cung.

Chốn hậu cung khốc liệt trong Tử Cấm Thành được phân cấp thế nào? - Ảnh 5

Thái giám là những người đàn ông duy nhất được ở trong hậu cung. Ảnh: Ancient Origins.

Hậu cung – chốn thâm cung khốc liệt

Với rất nhiều phụ nữ trong hậu cung, nơi đây không tránh khỏi những cạnh tranh khốc liệt với mục đích giành được sự sủng ái của hoàng đế.

Vị trí mọi phi tần, tiểu chủ khao khát có được dĩ nhiên là Hoàng hậu. Mang trong bụng một nam tử của hoàng đế chắc chắn là phần thưởng lớn của một người phụ nữ sống trong hậu cung.

Đôi khi, những phụ nữ đầy tham vọng trong hậu cung cùng những tên thái giám lên kế hoạch chống lại các đối thủ của mình. Nếu mưu đồ thành công, người phụ nữ đó có thể thăng cấp. Đổi lại, cô ta sẽ thưởng cho những tên hoạn quan đã giúp đỡ mình bằng cách sắp xếp họ vào vị trí quyền lực.

Chốn hậu cung khốc liệt trong Tử Cấm Thành được phân cấp thế nào? - Ảnh 6

Cuộc sống chốn thâm cung. Ảnh: Pinterest.

Những âm mưu hậu cung thường xuyên xảy ra trong lịch sử Trung Quốc. Thời Đường, một trong những phi tần của Đường Cao Tông là Võ Tắc Thiên bị nghi ngờ giết chết chính con đẻ của mình nhằm đổ lỗi cho Vương Hoàng hậu và lên ngôi nắm quyền.

Tuy nhiên, không phải tất cả đều dùng âm mưu trong cuộc chiến sinh tồn nơi thâm cung.

Tần Thủy Hoàng có 4 thê thiếp được tuyển chọn không phải vì vẻ bề ngoài nhưng lại là những người có năng lực. Một trong số họ đã sáng chế ra cách nấu ăn và đũa, một người khác phát minh ra lược. Họ cùng nhau giúp Tần Thủy Hoàng trị vì đất nước.

Nhiều phi tần phải sống trong cảnh đau khổ khi hoàng đế qua đời. Họ phải hy sinh chính mình như bị chôn sống hoặc phải theo quân vương của mình sang thế giới bên kia.

Theo doisongphapluat.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.