Choáng với muôn kiểu giáo dục kỳ lạ của các nước trên thế giới

Mặc dù những điều này được cho là rất bình thường ở một số trường học, nhưng trong mắt mọi người, nó rất kỳ lạ.

Choáng với muôn kiểu giáo dục kỳ lạ của các nước trên thế giới

1. New Delhi (Ấn Độ): Trường học dưới một cây cầu

choang voi muon kieu giao duc ky la cua cac nuoc tren the gioi hinh anh 1

Bên dười một cây cầu có đường ray bắc ngang ở Delhi có một ngôi trường tạm bợ không tường, không bàn học. Lớp học nhỏ miễn phí này là nơi những người lao động nhập cư nghèo khổ, trẻ em, công nhân, nông dân thời vụ…tập trung học tập cùng nhau.

2. Hàn Quốc: Học sinh có thể ở trường tới 16 giờ/ngày

choang voi muon kieu giao duc ky la cua cac nuoc tren the gioi hinh anh 2

Tại Hàn Quốc, một ngày học thông thường kéo dài từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều, thời gian khá dài so với hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên, một số học sinh tại trường tư thục có thể bắt đầu giờ học vào lúc 6 giờ sáng và kéo dài đến tận 9 giờ tối.

3. Nhật Bản: Một số trường may đồng phục học sinh trung tính

choang voi muon kieu giao duc ky la cua cac nuoc tren the gioi hinh anh 3

Đồng phục học sinh Nhật thông thường là trang phục thủy thủ mặt trăng, nhưng dạo gần đây có một số trường đã thay thế bằng đồng phục trung tính, nam nữ đều mặc như nhau. Nhật Bản dự định sẽ tiến hành thay đổi toàn bộ đồng phục học sinh trong tương lai.

4. Bangladesh: lớp học đôi khi diễn ra trên một chiếc thuyền

choang voi muon kieu giao duc ky la cua cac nuoc tren the gioi hinh anh 4

Khoảng 70% tổng diện tích đất của Bangladesh thấp hơn một mét so với mực nước biển. Quốc gia này tự hào là nơi có độ tuổi trẻ em đến trường đông, do đó mọi người luôn tìm cách tạo mọi điều kiện để học sinh có thể đến lớp, dù là trong thời tiết có lũ lụt đi chăng nữa.

Cách cuối cùng để bảo vệ trường học trong trận lụt là tổ chức học trên thuyền. Những ngôi trường nổi này thường được cung cấp năng lượng từ các tấm pin mặt trời.

5. Hà Lan: Học sinh bắt đầu đi học ở tuổi lên 4

choang voi muon kieu giao duc ky la cua cac nuoc tren the gioi hinh anh 5

Ở Hà Lan, trẻ em thực sự bắt đầu đi học vào sinh nhật thứ tư của chúng. Điều này đồng nghĩa với việc học sinh phải tham gia các lớp học trong suốt cả năm mà không được nghỉ.

6. Úc, New Zealand: Học sinh không nhất thiết phải đi giày đến trường

choang voi muon kieu giao duc ky la cua cac nuoc tren the gioi hinh anh 6

Ở một số quốc gia thuộc Châu Đại Dương như Úc và New Zealand, học sinh không bắt buộc phải đi giày ở trường. Thông thường, trẻ em được yêu cầu đi bằng giày, nhưng chúng không bắt buộc phải giữ chúng trong giờ học.

7. Scotland: có 1 trường học mà học sinh nam có thể mặc váy

choang voi muon kieu giao duc ky la cua cac nuoc tren the gioi hinh anh 7

Ở Scotland, có một ngôi trường tên là James Gillespie cho phép các cậu bé có thể mặc đồng phục đến trường là váy. Được biết, các bé trai đã ủng hộ sự thay đổi này thay vì là phản đối.

8. Tokyo (Nhật Bản): Trẻ em được yêu cầu đội mũ đặc biệt khi đi bộ đến trường

choang voi muon kieu giao duc ky la cua cac nuoc tren the gioi hinh anh 8

Ở một số nước trên thế giới, trẻ em thường đi bộ đến trường, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Tuy nhiên, trong nhiều năm, các trường học đã thực hiện những cách khác nhau để bảo vệ trẻ trong suốt chuyến đi.

Tại Tokyo, sau khi một số khu vực bị ảnh hưởng bởi sóng thần và động đất, trẻ em đã được yêu cầu đội mũ bảo hộ khi đến trường và khi rời khỏi nhà.

9. Ấn Độ: Muôn vàn kiểu trẻ đến trường

choang voi muon kieu giao duc ky la cua cac nuoc tren the gioi hinh anh 9

Trẻ em đến trường trên khắp thế giới không phải lúc nào cũng giống nhau. Ví dụ, ở Ấn Độ, trẻ em đến trường bằng xe bò, xe ngựa, xe kéo, xe đạp, phương tiện giao thông công cộng và xe buýt trường học.

10. Đức: Ngôi trường có hình như một con mèo khổng lồ

choang voi muon kieu giao duc ky la cua cac nuoc tren the gioi hinh anh 10

Ở Đức có một ngôi trường hình dạng như một con mèo trắng khổng lồ. Đó là trường mẫu giáo Wolfartsweier ở Karlsruhe, một nơi cho phép trẻ em chui qua miệng mèo, học và chơi trong bụng mèo, cái đuôi mèo biến thành một ống trượt được nhiều học sinh yêu thích.

11. Ohio (Mỹ): Trường học như công sở

choang voi muon kieu giao duc ky la cua cac nuoc tren the gioi hinh anh 11

Trường Carpe cho phép học sinh học tập trong một không gian giống như phòng làm việc. Những trường như thế này đã trở thành một xu hướng phát triển ở Hoa Kỳ, xuất hiện ở Texas, Ohio và Indiana.

12. Nga: ngày đầu tiên đến trường là một ngày lễ lớn

choang voi muon kieu giao duc ky la cua cac nuoc tren the gioi hinh anh 12

Ở Nga, ngày đầu tiên đến trường được gọi là “ngày tri thức” và nó là một sự kiện lớn. Ngày đầu tiên đến trường luôn là ngày 1 tháng 9, ngay cả khi nó diễn ra vào ngày lễ hoặc cuối tuần tất cả học sinh cũng đều phải đến trường.

Lúc này, trường học sẽ tổ chức một buổi biểu diễn âm nhạc, chia sẻ những bài phát biểu truyền cảm hứng, học sinh nữ sẽ đeo ruy băng và trẻ em thì tặng hoa cho giáo viên.

13. Một số quốc gia khác: học sinh mẫu giáo có thể học bên ngoài thay vì lớp học

choang voi muon kieu giao duc ky la cua cac nuoc tren the gioi hinh anh 13

Có rất nhiều trường học mà lớp học lại diễn ra ngoài trời. Ở cấp mẫu giáo, trẻ được cho phép chơi đùa cùng với thiên nhiên. Những loại trường này xuất hiện trên khắp thế giới như ở Anh, Hoa Kỳ và cộng hòa Séc.

14. Bắc Cực: Trẻ em đến trường bằng máy bay trực thăng

choang voi muon kieu giao duc ky la cua cac nuoc tren the gioi hinh anh 14

Người Nenets sống ở Bắc Cực, trẻ em ở đây thường học nội trú do nhà nước quản lý. Thông thường trẻ sẽ học suốt 9 tháng, sau đó nhà trường sẽ cho phép trẻ về thăm nhà và được đưa đón bằng máy bay trực thăng.

15. Brooklyn (Mỹ): Có một trường học không có điểm số, bài kiểm tra hoặc bài tập về nhà

choang voi muon kieu giao duc ky la cua cac nuoc tren the gioi hinh anh 15

Tất cả trẻ em đều ước chúng có thể học tại một trường mà không cần kiểm tra hoặc bài tập về nhà. Một ngôi trường ở Brooklyn đã cho phép học sinh không kiểm tra, không bài tập, thậm chí để học sinh tham gia vào quản trị trường học bằng cách bầu cử.

Theo Dân việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ