Vì sao cần cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm?
Với mong muốn bé nhà mình sẽ khỏe mạnh và cứng cáp, khá nhiều mẹ cho bé ăn dặm rất sớm. Tuy nhiên, việc làm này tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bé.
Trước 4 tháng tuổi, cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột. Do vậy, nếu cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng dễ làm trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy… Đồng thời, do bé ăn no bụng nên lượng sữa bú được cũng sẽ giảm đi khiến cho bé bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất.
Cho bé ăn dặm sớm hoặc muộn đều không tốt cho cơ thể của bé (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
Khoảng trên 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé mới tiết ra enzyme tiêu hóa tinh bột và carbonhydrate (thành phần chính của bột ăn dặm). Tuy nhiên, đây cũng không phải là giai đoạn thích hợp nhất để mẹ cho bé ăn dặm. Bởi vì, trước 6 tháng tuổi cơ thể bé rất khó hấp thụ chất béo, protein và hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu. Nếu cho bé ăn dặm ngay có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của bé, gây suy thận và tạo nguy cơ dị ứng thức ăn.
Vì thế, trong giai đoạn 4-6 tháng tuổi, nếu có cho bé ăn dặm thì mẹ cũng chỉ nên cho bé ăn vài muỗng mỗi bữa để bé làm quen với thực phẩm mà thôi chứ không cho ăn nhiều. Khi bé 6 tháng tuổi thì mới bắt đầu tăng dần lượng thức ăn lên, tăng từng chút một chứ không tăng đột ngột.
Ngược lại, nếu cho trẻ ăn dặm muộn sau 6 tháng tuổi, nhiều khả năng trẻ sẽ đứng cân, tăng trưởng chậm. Bởi vì khi này sữa mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển.
Trẻ từ 7-8 tháng tuổi trở đi sẽ khó khăn trong việc tập ăn dặm, do đã quá quen với việc bú sữa. Bé sẽ khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đặc khác sữa, không quen với cách ăn từ muỗng,…
Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm
Trong 6 tháng đầu, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn, sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ phát triển trong gian đoạn này. Mặt khác, trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ giảm được nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Vì vậy, chỉ nên bắt đầu cho ăn dặm khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.
Đối với trẻ không bú mẹ hoàn toàn trước 6 tháng tuổi (có dùng thực phẩm khác ngoài sữa mẹ), cho ăn dặm sớm khi trẻ được 4-6 tháng tuổi sẽ giảm được nguy cơ mắc các bệnh dị ứng. Bên cạnh đó, cho trẻ làm quen với các thức ăn khác ngoài sữa sớm sẽ giúp trẻ dễ chấp nhận hơn đồng thời có thêm dưỡng chất để phát triển.
Mặc dù Cơ quan Y tế không khuyến khích việc cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi, nhưng mỗi em bé có đặc điểm và phát triển với tốc độ khác nhau.
Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên cho bé ăn dặm khi bé được ít nhất 17 tuần tuổi (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
Các nhà nghiên cứu về nhi khoa cho rằng: thời điểm tối ưu để cho trẻ ăn dặm là lúc 4-6 tháng, khi chức năng tiêu hóa của ruột và khả năng của thận đã khá hoàn thiện, sẵn sàng cho việc ăn uống ngoài sữa.
Mặt khác, nhu cầu các chất khoáng như: sắt, kẽm bắt đầu có thể bị thiếu hụt từ khoảng 4 tháng tuổi. Vì vậy, khi bé tròn 4 tháng tuổi, mẹ cần theo dõi sự tăng cân của bé sát sao hơn.
Bình thường đến thời điểm này bé sẽ tăng khoảng 150g-200g mỗi tuần. Nếu thấy bé có khuynh hướng hơi chậm phát triển thì có thể tập cho ăn dặm ngay. Nhưng nếu chỉ với sữa mẹ mà bé vẫn tăng nhanh chứng tỏ sữa mẹ vẫn đủ dư, có thể dời thời điểm cho ăn lại đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6.
Lúc này, nếu bạn thấy trẻ dòm miệng mọi ngưòi khi ăn uống, đòi thức ăn thì có thể thử cho bé uống chút nước súp, nước cháo hoặc trái cây,… từ muỗng. Đây cũng là thời gian tập cho bé ăn dễ dàng nhất.
Bạn cũng nên lưu ý rằng tuổi sớm nhất được khuyến cáo cho việc ăn dặm là 17 tuần.
Cần lưu ý trong thời kỳ ăn dặm vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ
Bạn có thể thấy rằng bé càng ăn nhiều thức ăn dặm, bé càng bú ít sữa. Tuy nhiên, sữa vẫn rất quan trọng và nó vẫn nên tiếp tục là một phần trong chế độ ăn của bé cho đến khi bé ít nhất là 12 tháng tuổi.